-
Để thực sự là “du khách xanh”
Du lịch “xanh”, du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường gần đây xuất hiện rất nhiều trong các trang thông tin quảng cáo của các công ty lữ hành, đáp ứng nhu cầu của du khách – những người ngày càng ý thức rõ hơn những ảnh hưởng của mình tới môi trường. Nhưng đó có thực sự là một nỗ lực vì môi trường không, hay chỉ là một hình thức quảng cáo, đánh bóng thương hiệu.
-
Tóm tắt dự án“Tăng cường năng lực cộng đồng tham gia quản lý và phát triển Du lịch sinh thái theo nguyên tắc bình đẳng giới, tại Khu vực VQG Xuân Thuỷ, Nam Định” 2006-2007
Nằm ở tỉnh Nam Định miền Bắc Việt Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thuỷ chính thức được Hội đồng Bảo tồn Vùng đất ngập nước và Tầm quan trọng thế giới cộng nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam vào năm 1988, và vào năm 2003 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt là Vườn Quốc Gia. Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ có tổng diện tích 15,000 ha, trong đó có 7,100 ha vùng lõi và 8,000 ha vùng đệm với 6 xã.
-
Du lịch đồng bằng sông Hồng: Tìm giải pháp để phát triển bền vững
Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 10 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Đây là vùng sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên và có đủ điều kiện để trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch nơi đây đang là "bài toán khó" đối với ngành du lịch.
-
Sử dụng rừng để phát triển du lịch bền vững
Theo thống kê, Việt Nam có tới 30 Vườn quốc gia, 69 khu bảo tồn thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan và 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học. Thế nhưng, để sử dụng nguồn tài nguyên “vàng” này vào phát triển du lịch bền vững, thì ở nước ta mới chỉ ở mức “chiến lược phát triển” mà thôi.
-
Du lịch sinh thái cộng đồng: Kinh nghiệm và thách thức
Ra mắt Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, ra mắt Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào (Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hoà) và đưa những nơi này trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, đó là hai thành tựu lớn nhất trong công tác bảo tồn biển mà Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) làm được trong năm 2008.
-
Hoạt động du lịch vùng đất ngập nước và xóa đói giảm nghèo
Hiện nay, trên thế giới có hàng triệu người phải dựa vào các vùng đất ngập nước để đảm bảo sinh kế. Thực tế cho thấy, ở những nơi đất ngập nước đang suy thoái thì ở đó sẽ xảy ra vòng luẩn quẩn đói nghèo.
-
Du lịch sinh thái: Hướng đến sự bền vững
Xu hướng du lịch sinh thái - một loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên, giúp bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống bản địa - đang tăng mạnh. Khách du lịch và cả các cư dân địa phương đều thu được lợi ích khi tham gia du lịch sinh thái. Ngày càng có nhiều người tìm đến với loại hình du lịch này, song đôi lúc chính họ không thể phân biệt được giữa du lịch thông thường và du lịch sinh thái.
-
Bảo tồn biển kết hợp làm du lịch: Chuyện không đơn giản
Không phải tự nhiên mà khu vực biển Hòn Mun, nơi cách cảng Cầu Đá (Nha Trang) 45 phút tàu chạy được chọn để triển khai Dự án khu bảo tồn biển do Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch và tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tài trợ với tổng số tiền gần 2,2 triệu USD.
-
Để trở thành du khách thân thiện với môi trường
Thực tế cho thấy thái độ, hành động của mỗi du khách sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và dân cư xung quanh điểm du lịch mà họ đến. Vì vậy, việc mỗi du khách ý thức được trách nhiệm của họ trong mỗi hành trình du lịch là rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn trở thành một du khách thân thiện với môi trường và đảm bảo rằng kinh nghiệm bạn thu được từ chuyến đi sẽ song hành với những giá trị tốt đẹp của du lịch sinh thái.