I- Hôị nghị tập huấn quản lý bền vững Khu Dự trữ sinh quyển cho cán bộ địa phương ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ ngày 9/12/2009:
- Thực hiện chương trình hoạt động của Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng năm 2009: Được sự tài trợ của Văn phòng Unesco tại Hà Nội và sự hỗ trợ của Uỷ ban con người & sinh quyển (MAB) cùng Trung tâm bảo tồn biển & phát triển cộng đồng (MCD) tại Hà Nội; Ngày 09/12/2009, tại VQG Xuân Thuỷ, Ban quản lý Khu DTSQ Châu thổ Sông Hồng triển khai Hội nghị cho đối tượng là các cán bộ làm việc thực tiễn ở địa phương về Quản lý bền vững Khu dự trữ sinh quyển. Tham dự Hội nghị có đại diện của Trung tâm bảo tồn biển và phát triển cộng đồng (MCD). Đại diện của Tổ chức NGO về phát triển các nguồn lực ven biển (CORIN ASIA). Đại diện các cấp các ngành hữu quan của 03 tỉnh: Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình, 02 Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên ( vùng lõi) và 05 huyện tham gia quản lý Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng (có danh sách đại biểu tham gia cụ thể kèm theo).
Mục tiêu chính của Hội nghị là: “Trao đổi thông tin, nâng cao nhận thức về quản lý bền vững Khu dự trữ sinh quyển, giao lưu học hỏi và cùng nhau hợp tác để thúc đẩy sự nghiệp phát triển bền vũng Khu dự trữ sinh quyển liên tỉnh ven biển châu thổ Sông Hồng.”
Thông qua Hội nghị này các đại biểu sẽ tiếp nhận được những thông tin, những tri thức bổ ích cùng nhiều kết quả khác như mong đợi để có thể tự mình hoàn thành tốt sứ mệnh được giao phó, từ đó thiết thực góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cuả địa phương gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên môi trường ở khu vực; Cùng nhau nỗ lực xây dựng Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng trở thành Phòng thí nghiệm về phát triển biền vững - là nơi đất lành chim đậu- nơi mà con người có thể chung sống hài hoà với thiên nhiên cùng với nhiều điều tốt đẹp khác.
*Về nội dung của Hội nghị:
- Sau phần phát biểu khai mạc của Ông Nguyễn Viết Cách- Giám đốc VQG Xuân Thuỷ-Thư ký Khu DTSQ CTSH, có bài phát biểu chào mừng của Ông Nguyễn Quang Trực- Phó giám đốc Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Nam Định.
- Phần các đại biểu tự giới thiệu: các tiêu chi giới thiệu chính gồm:” Họ và tên, chức vụ, nghề nghiệp, Đơn vị công tác và những hiểu biết hiện có về Khu dự trữ sinh quyển”. Đây là phần các Đại biểu làm quen với nhau, cùng nhau chia sẻ trao đổi thông tin và giao lưu học hỏi khá sôi động. Nhiều đại biểu bày tỏ sự tâm đắc với ý tưởng của Hội nghị Tập huấn và mong muốn được tiếp tục tham gia các dịp tập huấn & trao đổi thông tin khác của BQL Khu DTSQ về lâu dài.
- Ông Nguyễn Viết Cách- Thư ký Khu DTSQ- Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã trình bày báo cáo khái quát về tình hình quản lý Khu DTSQ nói chung và Khu DTSQ Châu Thổ Sông Hồng nói riêng; Đồng thời minh hoạ mô hình quản lý bảo tồn thiên nhiên thực tiễn ở vùng lõi-VQG Xuân Thuỷ cùng hoạt động của các dự án quốc tế khác về lĩnh vực bảo tồn và phát triển trong thời gian qua ở khu vực (Có các báo cáo liên quan phô tô kèm theo).
- Những báo cáo đề dẫn trên đã cùng với báo cáo của CORIN ASIA & MCD về hoạt động của các dự án phát triển cộng đồng ở khu vực đã tạo dựng căn cứ thoả đáng cho các đại biểu tham dự hiểu rõ thêm về quản lý Khu DTSQ và tham gia thảo luận sâu sắc về Phân tích SWOT, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực cho việc tăng cường công tác quản lý bảo tồn và phát triển bền vững Khu DTSQ CTSH ( có báo cáo kết quả thảo luận kèm theo).
Điểm Mạnh( Strength)
- Có Đa dạng sinh học của HST ĐNN cửa sông ven biển phong phú và giàu có - Được quan tâm đầu tư ( Khu VQGXT) - Có Quy chế quản lý, hỗ trợ thể chế của TW Của Tỉnh và có Bộ máy tổ chức thực thi -Có mặt bằng dân trí khá & có một nền văn hóa đặc sắc ( VM lúa nước,VH mở đất) - Đội ngũ cán bộ: có năng lực và tâm huyết Điểm yếu ( Weakness)
- Cơ chế quản lý của Tiền Hải chưa đồng bộ và còn nhiều hạn chế do kiêm nhiệm - Đầu tư cho Tiền Hải còn khiêm tốn - Nhận thức của một bộ phận dân chúng và cán bộ ĐP còn hạn chế - Công nghệ nuôi trồng và khai thác sử dụng tài nguyên tự nhiên còn lạc hậu , ngẫu hứng và không bền vững.
Cơ hội ( Oportunities)
- Phát triển DLST và du lịch biển - Thu hút đầu tư của Chính phủ, doanh nghiệp và các Tổ chức quốc tế… - Phát triển bền vững KT-XH của ĐP - Phát triển đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ĐP theo hướng văn minh lâu bền Thách thức ( Threads)
-Chồng chéo trong quản lý và mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên liên quan - Biến đổi khí hậu và ô nhiễm suy thoái môi trường do các yếu tố khách quan. - Những tác động tiêu cực khi hội nhấp kinh tế và văn hóa.
2- Đề xuất giải pháp quản lý :
- Rà soát , điều chỉnh quy hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc, chu đáo
- Tuyên truyền và áp dụng các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên môi trường
- Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý và đại diện các nhóm cộng đồng của ĐP
- Hoàn thiện thể chế quản lý, xây dựng cơ chế quản lý đồng bộ & hiệu quả
- Tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học ứng dụng, phối kết hợp và hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu cơ bản.
- Tăng cường giám sát đánh giá và điều chỉnh kế hoạch quản lý cho phù hợp để khắc chế yếu điểm và thách thức, phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội để thành đạt mục tiêu của Khu DTSQ CTSH.
Kết quả thảo luận của Nhóm II:
“Quản lý vùng đệm và vùng chuyển tiếp của Khu DTSQ”
Điểm Mạnh( Strength)
- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi - Có sự quan tâm nhiều mặt của các cấp các ngành từ TW đến địa phương - Dân trí khá cao, đời sống văn hóa phong phú; lại có được sự quan tâm của các cấp các ngành & NGOs Điểm yếu ( Weakness)
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về quản lý Khu DTSQ còn yếu - Quản lý chồng chéo cả về ngành,cấp - Thiếu quy hoạch khoa học& khả thi - Thiếu kinh phí cần thiết cho hoạt động quản lý bảo tồn & phát triển Cơ hội ( Opportunities)
- Có cơ chế và các Văn bản Luật hỗ trợ đã tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực có cơ hội để phát triển bền vững - Có sự giúp đỡ quan tâm của các Tổ chức quốc tế Thách thức ( Threads)
- Mâu thuẫn giưa Bảo tồn và phát triển - Mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích - Biển đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường
2- Đề xuất giải pháp quản lý :
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp luật để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý
- Xây dựng quy hoach tổng thể Khu DTSQ” khoa học & khả thi.” Phù hợp với quy hoạch chung của quốc gia và lồng ghép với các quy hoạch phát triển của từng Tỉnh.
- Hỗ trợ kinh phí hoạt động, truyền thông nâng cao dân trí, phổ biến văn bản pháp luật và các kiến thức khoa học về canh tác bền vững và quản lý kết hợp hài hòa giữa bảo tồn & phát triển
- Xây dựng quy chế phối hợp và kế hoạch quản lý Khu DTSQ liên tỉnh
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, xây dựng các mô hình trình diễn về kết hợp giữa bảo tồn & phát triển
2- Hội nghị các bên liên quan về quản lý Khu DTSQ CTSH tại Thành phố
Ngày 15/12/2009 Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển Châu thổ Sông Hồng đã triển khai Hội nghị các bên liên quan về Quản lý bền vững Khu dự trữ sinh quyển tại Văn phòng Sở TN-MT Nam Định- Thành phố Nam Đinh. Tham dự Hội nghị có các đại diện của Văn phòng Unesco ở Hà Nội và Uỷ ban Unesco Việt Nam, Uỷ ban con người & sinh quyển (MAB), Trung tâm bảo tồn biển & phát triển cộng đồng (MCD), Đại diện lãnh đạo của UBND 03 tỉnh: Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Đại diện các cấp các ngành hữu quan của các tỉnh; Lãnh đạo của 02 Khu bảo tồn TN và 05 huyện tham gia quản lý Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng ( có danh sách Đại biểu kèm theo).
Mục tiêu của Hội nghị:” Thống nhất nhận thức về quản lý Khu DTSQ với việc trao đổi thông tin của các chuyên gia và Ban quản lý; Thảo luận dân chủ giữa các bên liên quan để đánh giá rõ thêm thực trạng và đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm tăng cường năng lực quản lý bền vững Khu DTSQ Châu thổ Sông Hồng trong thời gian tới”
*Về nội dung của Hội nghị:
- Sau phần phát biểu khai mạc của Trưởng ban quản lý Khu DTSQ CTSH- Ông Trần Văn Chung ( Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định) là các bài Phát biểu chào mừng của vị đại biểu đại diện cho Uỷ ban Unesco Việt Nam và Bà Nghiêm Thị Kim Hoa- Đại diện Văn phòng Unesco tại Hà Nội.
- Phần các Trưởng đoàn đại biểu tự giới thiệu: Đây là phần các Đại biểu làm quen với nhau, cùng nhau chia sẻ trao đổi thông tin và giao lưu học hỏi. Nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng thuận cao với ý tưởng của Hội nghị và mong muốn được tiếp tục tham gia các Hội nghị và trao đổi thông tin khác về lâu dài.
- Ông Nguyễn Hoàng Trí-Tổng thư ký Uỷ ban con người và sinh quyển (MAB) Việt Nam trình bày báo cáo thông tin chung về quản lý các Khu DTSQ và cách tiếp cận hệ thống để quản lý hiệu quả Khu DTSQ với việc phát huy các giá trị văn hoá và tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
- Ông Nguyễn Viết Cách- Thư ký kiêm Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã trình bày báo cáo khái quát về tình hình quản lý Khu DTSQ Châu Thổ Sông Hồng; Đồng thời phác thảo ý tưởng xây dựng phát triển mô hình du lịch sinh thái Khu DTSQ CTSH trong tương lai (Có các báo cáo liên quan kèm theo)
- Những báo cáo đề dẫn trên đã cùng với báo cáo của MCD và các bên liên quan (Báo cáo của Sở VHTT&du lịch về văn hoá, Sở NN&PTNT về nuôi trồng thuỷ sản bền vững,..). Các báo cáo về Bảo tồn, phát triển bền vững Khu DTSQ cùng với nhiều hoạt động hiệu quả của các dự án phát triển cộng đồng ở khu vực đã tạo dựng căn cứ thoả đáng cho các đại biểu tham dự hiểu rõ thêm về công việc quản lý Khu DTSQ thế giới ở địa phương để cùng nhau tham gia thảo luận kế hoạch thực hiện các Tiêu chí cơ bản gồm: “Du lịch sinh thái, Phát triển nền Kinh tế chất lượng, Nghiên cứu khoa học,Tổ chức lễ hội &các sự kiện và Nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đồng thời Quảng bá mạnh mẽ hình ảnh của Khu DTSQ CTSH đối với quốc tế và trong nước”: Từ đó Hội nghị đã thống nhất đề xuất những giải pháp thiết thực cho việc tăng cường công tác quản lý bảo tồn và phát triển bền vững Khu DTSQ CTSH ( có báo cáo kết quả thảo luận kèm theo).
Lĩnh vực hoạt động
Tổ chức, Đơn vị chịu trách nhiệm chính
Các bên liên quan
tham gia
1-Du lịch sinh thái
VQG Xuân Thuỷ, Khu BT TN Tiền Hải
Các Sở VH-TT-DL và các Doanh nghiệp Du lịch có liên quan ở địa phương
Chính quyền các cấp, NGO và các
Công ty lữ hành
2- Phát triển kinh tế chất lượng
Các đơn vị SX kinh doanh, các Sở NN&PTNT
Các cơ quan có liên quan đến SXKD của ĐP
*Các thương hiệu cần được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở Khu DTSQ trong thời gian tới:
“Ngao,nấm, mật ong, nước mắm, DLST...”
Chính quyền các cấp
Các Tổ chức quốc tế hữu quan,VQG , Khu BTTN
3-Nghiên cứu khoa học:
Các Cục Vụ Viện, các Tổ chức quốc tế và các nhà khoa học trong các lĩnh vực có liên quan.
Cộng đồng.VQG, KBTTN, Các Sở ban ngành hữu quan ở địa phương
*Các đề tài ưu tiên:” Cơ chế đồng quản lý; Khảo sát tài nguyên cơ bản ở vùng lõi làm căn cứ đề xuất PA sử dụng không khéo bền vững NLTS,; Khả năng ứng phó với Biến đổi khí hậu của CĐĐP ven biển khu CTSH, Bảo tồn và phát triển một số mô hình văn hoá dân gian truyền thống đặc sắc ở ĐP:”
Chính quyền các cấp
Các NGO, Unesco,
4-Tổ chức các lễ hội và sự kiện
Sở VHTT& DL các tỉnh, Chính quyến ĐP: UBND h.Kim Sơn, VQG, Khu BTTN và Hội NS nhiếp ảnh
* Các LH và sự kiện dự kiến:” Lễ hội mở đất: 108 năm Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ ở Kim Sơn và Triển lãm ảnh về Văn hoá Châu thổ Sông Hồng”
Chính quyền các cấp
Các NGO, Unesco
5- Quảng bá, nâng cao nhận thức CĐ
Các cơ quan truyền thông đại chúng ở TW&ĐP
VQG, Khu BTTN, các NGO và các Doanh nghiệp
*Các hình thức chính:” TT. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, TT. thông qua các hội nghị tuyên truyền, phân phát các sản phẩm truyền thông, giáo dục môi trường cho học đường và TC lễ hội…”
Chính quyền các cấp,
Hệ thống giáo dục,
Các ban ngành, các tổ chức đoàn thể hữu quan ở địa phương
3- Thực hiện xây dựng Bảng tuyên truyền:
Ban quản lý đã triển khai các Hợp đồng xây dựng Bảng tuyên truyền với Nhóm cộng đồng địa phương ở khu vực Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, Hội bảo vệ thiên nhiên & môi trường tỉnh Ninh Bình và Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên huyện Tiền Hải (Tỉnh Thái Bình) để xây dựng 03 Bảng tuyên truyền theo Mẫu thiết kế được Unesco phê duyệt. Đến nay các Bảng tuyên truyền trên đã được xây lắp và vẽ hoàn chỉnh theo yêu cầu Hợp đồng với Ban quản lý Khu DTSQ CTSH. Các Bảng chỉ dẫn đặt ở lối vào của: Văn phòng VQG Xuân Thuỷ (tỉnh Nam Định), ranh giới vùng lõi Khu BTTN Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) và địa giới vùng đệm Khu DTSQ CTSH thuộc huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) đã gây được ấn tượng tốt và phát huy tác dụng tuyên truyền về Khu DTSQ CTSH khá hiệu quả cho cộng đồng địa phương ở khu vực.
( Có hình ảnh về Bảng tuyên truyền đã được xây dựng kèm theo)
4- In tờ gấp tuyên truyền về Khu DTSQ châu thổ Sông Hồng:
Trên cơ sở dự toán được duyệt Ban quản lý Khu DTSQ đã tiến hành thiết kế 02 mẫu tờ rơi giới thiệu về Khu DTSQ Châu thổ sông Hồng:
- Phiên bản 01: Giới thiệu chung về quản lý Khu DTSQ CTSH
- Phiên bản 02: Giới thiệu về phát triển tiềm năng du lịch của Khu DTSQ CTSH.
Nhìn chung nội dung và hình thức của các Tờ gấp tuyên truyền về Khu DTSQ châu thổ Sông Hồng đã phản ánh tốt ý đồ tuyên truyền của Ban quản lý. Đây là sản phẩm truyền thông ban đầu của Khu DTSQ CTSH có tác dụng nâng cao nhận thức hiệu quả cho các đối tượng là cán bộ & nhân dân địa phương cũng như những Tổ chức & cá nhân khác ở bên ngoài khu vực có mối quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát triển bền vững Khu DTSQ CTSH( Có các sản phẩm của tờ gấp được in ấn & phát hành kèm theo)
Thay mặt cho Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng, Chúng tôi xin bày tỏ sự hàm ơn đối với Văn phòng Unesco Hà Nội đã tài trợ cho các hoạt động tăng cường năng lực của Ban quản lý ở giai đoạn ban đầu này. Cảm ơn Bà Nghiêm Thị Kim Hoa và các cộng sự đã tận tình trợ giúp cho các hoạt động của dự án đạt kết quả. Cảm ơn Uỷ ban con người và sinh quyển (MAB) mà đứng đầu là PGS-TS Nguyễn Hoàng Trí đã dày công xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ Sông Hồng. Cảm ơn Trung tâm bảo tồn biển và phát triển cộng đồng (MCD) và CORIN ASIA đã nhiều năm qua hợp tác với 02 tỉnh Nam Định & Thái Bình để thực hiện các dự án phát triển cộng đồng cho khu vực ven biển, đồng thời đã nỗ lực thúc đẩy các hoạt động của Ban quản lý và Khu Dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng theo định hướng phát triển lâu bền.
Ban quản lý Khu DTSQ CTSH mong muốn được tiếp tục hợp tác phát triển lâu dài và nhận được sự trợ giúp mọi mặt của các bên liên quan, đặc biệt là Văn phòng Unesco tại Hà Nội để có thể duy trì hoạt động hiệu quả của Khu DTSQ CTSH, hướng tới thành đạt mục tiêu:” Đồng quản lý- phát triển bền vững”
TM BAN QUẢN LÝ KHU DTSQ CTSH
TL. TRƯỞNG BAN