Trong năm 2009, thực hiện sự nghiệp môi trường hướng tới cộng đồng Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã tiến hành rất nhiều hoạt động như: truyền thông giáo dục môi trường tại các trường THCS và tiểu học thuộc các xã vựng đệm VQGXT, chương trình phát thanh tại các xã, ….

Một trong những hoạt động đó là tổ chức chuyến đi tham quan VQG XT và hỗ trợ hoạt động sinh hoạt định kỳ cho các CLB nhuyễn thể, CLB bảo tồn chim, CLB sản xuất Nấm VQGXT, Ban du lịch sinh thái Giao Xuân, CLB nuôi ong xã Giao An. Sau một năm thực hiện các CLB đã và đang hoạt động ổn định và phát huy được hiệu quả cao. Sau đây là tình hình sơ lược của các CLB trong năm qua

I.SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CLB

1.Câu lạc bộ sản xuất Nấm VQG XT

Đầu năm 2009, được sự quan tâm giúp đỡ của Vườn Quốc gia Xuân Thủy, chương trình Liên minh Đất ngập nước Câu lạc bộ sản xuất Nấm Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã được thành lập với mục tiêu phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng các xã vùng đệm giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên lên khu vực các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Ngoài ra việc sản xuất nấm từ nguyên liệu rơm, rạ đó gúp phần hạn chế hiện tượng đốt, xả thải rơm rạ ra sông, cầu, cống.

Cùng với việc hình thành tổ chức, Câu lạc bộ cũng đó đưa quy chế hoạt động riêng của CLB vào hoạt động. Trong quy chế có quy định rừ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên.

Hiện nay Câu lạc bộ sản xuất ba loại Nấm chính có nguồn gốc từ rơm, rạ là: nấm sò, nấm rơm và nấm mỡ. Sau những vụ sản xuất đầu tiên, qua trao đổi rút kinh nghiệm các thành viên trong CLB nhận thấy việc sản xuất nấm sò dễ làm hơn cả, năng suất và hiêu quả kinh tế mang lại cao hơn hai loại nấm còn lại. Vì vậy trong Đại hội Sơ kết hoạt động sản xuất quý I năm 2009 CLB đó thống nhất chọn nấm Sò làm chủ lực sản xuất quanh năm, bên cạnh đó có thể kết hợp xen canh sản xuất nấm rơm vào mùa hè và nấm mỡ vào mùa động.

Song song với quá trình sản xuất, hàng quí CLB đó tiến hành các hoạt động sơ kết nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kịp thời biểu dương, khen  thưởng những cá nhân tích cực, khích lệ phong trào thi đua trong toàn CLB. Với sự quan tâm, hỗ trợ của Vườn Quốc gia Xuân Thủy Câu lạc bộ đang ngày càng hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực sản xuất cho từng thành viên. Cụ thể trong sáu tháng đầu năm 2009 tổng số nguyên liệu sử dụng cho sản xuất nấm mới chỉ đạt 6300kg cho 1071kg nấm rơm tươi. Nhưng đến hết năm 2009, tổng số nguyên liệu CLB đó sử dụng là 45,8 tấn nguyên liệu cho 34 tấn sản phẩm nấm rơm và nấm sò tươi. Tổng thu của CLB đã lên đến trên 163 triệu đồng. Đây là kết quả của sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng của các thành viên trong CLB.

Trong năm qua CLB còn cử thành viên đi tập huấn, bổ sung kỹ thuật sản xuất tại Viện Di truyền. Các thành viên trong CLB còn phát huy tinh thần sáng tạo đưa nguyên liệu rạ vào để sản xuất nấm rơm và nấm sò và mang lại hiệu quả tương đương như ứng dụng của rạ.

Với những kết quả đạt được của năm 2009 CLB sản xuất Nấm VQG XT đang từng bước khẳng định mình đi lên trong thời buổi kinh tế thị trường.

2.Câu lạc bộ nuôi Ong xã Giao An

Câu lạc bộ nuôi ong xã Giao An được hình thành từ những năm 2004 với nòng cốt là cựu chiến binh của xã. Trong thời gian đầu mới thành lập CLB có 13 thành viên, tổng số đàn ong là 25. Đầu năm 2008, được sự quan tâm hỗ trợ của Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Chương trình liên minh Đất ngập nước, UBND xã Giao An CLB đó phát triển lên 18 thành viên thuộc các xã Giao An, Giao Thiện, Hồng Thuận và Hoành Sơn. Sau khi được củng cố hoạt động CLB đó dần khẳng định thêm hiệu quả, bình quân sản lượng mật đạt 600÷700kg/năm. Trong năm 2009 vừa qua CLB vẫn đang duy trì tốt hoạt động của mình và đạt được những thành công lớn, cụ thể như sau:

            - Hiện nay toàn CLB đó cú 74 đàn ong. Tổng sản lượng mật trong năm 2009 của CLB là 671 kg

            - Trong năm CLB đó tổ chức mời chuyên gia của Viện kinh tế sinh thái tập huấn kỹ thuật kiến tạo ong chúa. Đến nay tất cả các thành viên trong CLB có thể chủ động trong việc tạo ra ong chúa.

            - Đi đôi với việc phát triển đàn ong hiện nay nhiều thành viên trong CLB đó tiến hành trồng nhiều loại cây ăn quả dài ngày  như vải sớm, nhón muộn, thanh long … để tạo ra nguồn hoa và phấn hoa lâu dài phục vụ sự phát triển của nghề nuôi ong. Công tác di đời đàn ong ra khu vực rừng Sú, Vẹt của Vườn Quốc gia Xuân Thủy vẫn được duy trì đều đặn. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đàn ong ngoại và thời tiết nên hiệu quả mang lại chưa cao.

            - Bên cạnh công tác phát triển sản xuất, trong năm qua CLB cũng thường xuyên tổ chức các buổi tổng kết theo quý để đánh giá hoạt động của toàn CLB, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất  cho toàn CLB trong từng quý của năm.

Để tiếp tục phát huy những thành công của năm 2009, CLB đó đề xuất định hướng phát triển trong năm 2010 tới:

- Phát triển thành viên trong CLB lên đến 25 thành viên, đối tượng mở rộng là thành viên hội cựu chiến binh của các xã vùng đệm (ưu tiên độ tuổi từ 50÷60), tổng số đàn ong phấn đầu đến 150 đàn

- Kiện toàn bộ máy tổ chức, Ban chủ nhiệm CLB sít sao hơn trong việc hỗ trợ giúp đỡ các thành viên mới và những thành viên gặp khó khăn trong sản xuất.

- Di chuyển đàn ong ra rừng ngập mặn với quy mô lớn hơn, mang tính chất thể để tăng cưỡng khả năng sản xuất cũng như tinh thần đoàn kết của toàn CLB.

3.Ban du lịch sinh thái Giao Xuân

Căn cứ vào kế hoạch hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng năm 2009, đồng thời nhận được sự hỗ trợ của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tổ chức Bảo tồn sinh vật biển (MCD), tổ chức Vì hoà bình; Ban du lịch sinh thái cộng đồng năm 2009 đã thu được những thành tích cụ thể như sau:

- Được tập huấn, bổ sung các kiến thức phục vụ cho hoạt động du lịch như: tập huấn các cách nấu ăn phục vụ khách du lịch, phương pháp dọn buồng phòng, .. Qua các đợt tập huấn này, chị em trong Ban du lịch được học hỏi thêm các kiến thức mới mẻ, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đảm bảo được yêu cầu phục vụ khách một cách chu đáo. Ngoài ra, còn được tham gia các buổi tập huấn về phương pháp quảng bá kinh doanh du lịch sinh thái cộng đồng.

- Được tham dự hội thảo về du lịch tại địa phương cũng như một số mô hình làm du lịch ở địa phương khác để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm kinh nghiệm giữa các bên.

- Trong năm 2009, Ban du lịch sinh thái cộng đồng cũng đã làm tốt hoạt động tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Do các thành viên trong Ban du lịch hầu hết là phụ nữ, họ là những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất tại địa phương như làm đồng, khai thác thuỷ hải sản… và khi họ đã hiểu biết được tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh môi trường thì việc xả rác thải cũng hạn chế hơn. Điều đó góp phần rất lớn vào thành công của hoạt động này.

- Nằm ngay trong khu vực vùng đệm VQG Xuân Thuỷ nhưng nhiều thành viên cũng chưa nắm bắt đầy đủ các kiến thức về Vườn, trên cơ sở đó Ban du lịch đó tổ chức chuyến đi thăm quan thực tế vùng lõi VQG cho các thành viên cũng như một số người dân địa phương, một số thành viên tiêu biểu còn được tham dự lớp tập huấn Tăng cường hiểu biết về khu Dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng.

- Nhận được sự quan tâm đặc biệt của VQG Xuân Thuỷ và tổ chức Bảo tồn sinh vật biển (MCD), năm 2009 vừa qua Ban du lịch sinh thái cộng đồng đó được bổ sung thêm 30 triệu đồng để nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ khách du lịch.

- Với sự cố gắng và tham gia nhiệt tình của các thành viên, năm 2009 đã đạn được 278 lượt khách đến thăm quan, trong đó có 102 lượt khách quốc tế. Thu nhập bình quân khoảng 300 000-500 000 đồng/ tháng.

Phương hướng năm 2010

- Tăng cường xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch sinh thái cộng đồng để thu hút sự quan tâm của các công ty du lịch cũng như du khách trong và ngoài nước.

- Tiếp tục bảo tồn và phát triển hơn nữa các sản phẩm du lịch tại địa phương như Nhà bổi, làng nghề, khu nuôi ngao… Đồng thời liên kết chặt chẽ với VQG Xuân Thuỷ trong việc luân chuyển khách giữa 02 khu vực Giao Xuân- VQG.

- Phấn đấu lượng khách trong năm 2010 đón khoảng 500-800 lượt khách trong và ngoài nước, doanh thu từ 500 000-800 000 đồng/ tháng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ tài nguyên môi trường biển, góp phần làm sạch bờ biển, bảo vệ nguồn tài nguyên VQG Xuân Thuỷ và tạo được ấn tượng với du khách về một vùng quê xinh đẹp, trù phú.

4.Câu lạc bộ bảo tồn chim

CLB Bảo tồn chim bao gồm 30 thành viờn thuộc 03 xã vùng đệm là Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải nhưng số thành viên ở Giao Xuân chiếm tỷ lệ cao nhất. Các thành viên chủ yếu làm nông nghiệp và khai thác thuỷ hải sản trong khu vực VQG Xuân Thuỷ nên họ có điều kiện giám sát, bảo vệ chim và nắm bắt tình hình từng khu vực có chim.

Trong năm 2009 vừa qua, CLB có nhiều hoạt động và thu được kết quả cụ thể

- Làm tốt công tác truyền thông: đó là việc tuyên truyền bảo vệ các loài chim, đặc biệt là chim di cư thông qua hệ thống đài phát thanh các xã vùng đệm. Mặc dù số thành viên trong CLB chỉ nằm trong 03 xã nhưng CLB đó tiến hành triển khai chương trình phát thanh tuyên truyền trong cả 05 xã vùng đệm và một số xã lân cận góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương.

- Mỗi quý CLB tổ chức họp giao ban 01 lần để tổng kết những việc đã làm được và rút kinh nghiệm, đề ra phương hướng, kế hoạch cho giai đoạn sau.

- Công tác tuần tra bảo vệ: Trong năm vừa qua, CLB đó làm tốt công tác tuần tra, bảo vệ các loài chim di cư. Do các thành viên của CLB nằm rải rác trong đất liền cũng như ngoài khu vực Cồn Lu – nơi có rất nhiều loài chim di cư quý hiếm sinh sống nên thuận lợi cho việc giám sát chim và đó không có hành vi vi phạm xảy ra.

- CLB đó phối hợp với VQG Xuân Thuỷ đi tuần tra khu vực Cồn Lu, ngoài ra còn phối hợp chặt chẽ với bộ phận an ninh các xã vùng đệm, các hộ nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực để nắm bắt thông tin và có biện pháp xử lý kịp thời. Cụ thể, trong năm 2009, khi nghe tin báo có hiện tượng săn bẫy chim và hiện tượng bán chim trong khu vực chợ Giao Xuân, thành viên CLB đó nhanh chúng triển khai theo dõi giám sát và không phát hiện ra trường hợp nào.

* Kế hoạch hoạt động năm 2010

Qua theo dõi giám sát cho thấy số lượng chim di cư đến khu vực VQG Xuân Thuỷ trong năm vừa qua giảm đi đáng kể, CLB Bảo tồn chim kiến nghị với VQG

- Tiếp tục triển khai chương trình tuyên truyền bảo vệ chim di cư với hình thức phong phú hơn, ngoài phương tiện là đài phát thanh, còn sử dụng đến tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu … để nâng cao nhận thức của người dân.

- Tăng thêm số thành viên trong các xã lân cận để mở rộng được địa bàn theo dõi, giám sát.

5. Câu lạc bộ nhuyễn thể

Trong những năm qua trên địa bàn các xã vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy có sự phát triển mạnh mẽ của ngành nghề nuôi nhuyễn thể. Hiện nay trên vùng bãi cát bồi ngập nước có hàng nghìn vây vạng tập trung chủ yếu tại xã Giao Xuân. Xuất từ nhu cầu sản xuất cần tăng cường sự hợp tác và khả năng cạnh tranh của ngao Xuân Thủy trên thương trường CLB Nhuyễn thể đó được thành lập năm 2000. Trong năm 2009 vưa qua CLB cũng có rất nhiều hoạt động và thu được nhiều thành công, cụ thể:

            + CLB đó tư vấn cho các thành viên tham gia các địa điểm  có thể mua giống phục vụ phát triển sản xuất như Bến Tre, Cà Mau, Thanh Hóa…. Bên cạnh đó hiện nay đã có hai thành viên thuộc CLB đó thành công trong việc tạo ra nguồn giống từ ngao bố mẹ nuôi trong vây của mình

            + Các thành viên trong CLB cũng tổ chức khảo sát, đánh giá lại thực trạng vùng bãi bồi nuôi Ngao. Qua khảo sát đánh giá nhận thấy nhiều diện tích nuôi Ngao đã bị kém hiệu quả nên nhiều hộ gia đình đã bỏ hoang vây nuôi.

            + Áp dụng mụ hình nuôi Ngao chuẩn: thả đúng kích cỡ giống, kích thước vây hợp lý, mật độ thả đạt chuẩn từ đó phổ biến rộng rãi cho toàn CLB.

            + Định kỳ họp tổng kết theo quý để trao đối kinh nghiệm, đề xuất kế hoạch sản xuất

Trên thực tế hiện nay rất nhiều vây nuôi trên địa bàn hoạt động không đạt hiệu quả vì vậy trong thời gian tới CLB tập trung vào các hoạt động chính:

            + Hoàn thiện quy trình nhân tạo Ngao giống, chủ động cung cấp giống cho vùng nuôi của Huyện góp phần giảm chi phí trong quá trình nuôi

            + Hoàn thiện quy trình nuôi chuẩn, áp dụng rộng rãi cho tất cả các vây nuôi. Xây dựng một quy chế bắt buộc các hộ tham gia

            + Định hướng chuyển đổi những vây nuôi đã bùn hóa sang nuôi các loại thủy sản  khác.

            + Kiện toàn bộ máy tổ chức của CLB để CLB hoạt động hiệu quả hơn.

II.Kết quả chuyến tham quan Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Bên cạnh các hoạt động thường niên trong năm qua các CLB đó được Vườn Quốc gia Xuân Thủy tổ chức chuyến đi tham quan vựng lõi VQG. Trong chuyến thăm quan thành viên của các CLB đã được hướng dẫn viên của Vườn giới thiệu và nắm bắt được thông tin về tài nguyên đất ngập nước, cách thức quản lý một cách hệ thống. Thông qua đó các thành viên thấy được vị trí và vai trò của mình trong việc phối kết hợp với VQG để bảo vệ, phát triển và khai thác bền vững nguồn tài nguyên đất ngập nước. Cụ thể:

- Chuyến thăm quan cũng như một chuyến khảo sát giúp thành viên CLB Bảo tồn chim xác định được các khu vực chim cư trú và kiếm mồi. Từ đú cú biện pháp bảo vệ, phòng ngừa các tác động tiêu cực của con người đến cuộc sống tự nhiên của các loài chim trong Vườn Quốc gia Xuân Thủy.

- Đối với CLB nuôi Ong xã Giao An, các thành viên đã năm bắt được trữ lượng các loài hoa sú, vẹt trong khu vực để xây dựng kế hoạch di chuyển đàn ong năm 2010 đạt hiệu quả cao hơn.

- Sau chuyến đi các thành viên trong Ban quản lý du lịch sinh thái cộng đồng xã Giao Xuân đánh giá tiềm lực trong việc phối kết hợp các điểm du lịch cộng đồng tại xã với các điểm du lịch thiên nhiên trong vựng lõi Vườn Quốc gia.

-  CLB nhuyễn thể đã có cái nhìn bao quát hơn về hiện trạng vùng bãi nuôi và tư vấn cho UBND huyện Giao Thủy hướng xử lý cải tạo bãi nuôi, cải thiện môi trường nuôi trồng. Một hướng đó được CLB nhuyễn thể và CLB du lịch sinh thái đề xuất sau chuyến đi tham quan đó là phát triển những chòi nuôi trên bãi thành những điểm đón khách du lịch sinh thái trên hành trình tham quan vùng lõi VQG đến Giao Xuân.

Giám đốc

Nguyễn Viết Cách

        

Công ước Ramsar  (21:28 | 03-03-2011)

Điện thoại: (844) 0350 3741501