Năm 2009, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (VQGXT) đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ của kế hoạch công tác dự kiến. Diễn biến về tài nguyên môi trường và các công việc có liên quan khác không có phức tạp gì lớn. Đến Quý III năm 2009 là khoảng thời gian mà Vườn quốc gia Xuõn Thuỷ (VQGXT) được giao hoàn chỉnh kế hoạch công tác năm 2009; Bao gồm cỏc kế hoạch về: “Chuyên môn, Xây dựng cơ bản (XDCB), Sự nghiệp Nông nghiệp &PTNT và cỏc Dự án phát triển khác…”

I- Đặc điểm tình hình chung:

     Năm 2009, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (VQGXT) đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ của kế hoạch công tác dự kiến.

    Diễn biến về tài nguyên môi trường và các công việc có liên quan khác không có phức tạp gì lớn. Đến Quý III năm 2009 là khoảng thời gian mà Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (VQGXT) được giao hoàn chỉnh kế hoạch công tác năm 2009; Bao gồm các kế hoạch về: “Chuyên môn, Xây dựng cơ bản (XDCB), Sự nghiệp Nông nghiệp & PTNT và các Dự án phát triển khác…”

    Các dự án XDCB của Chính phủ và các Dự án kết hợp giữa bảo tồn & phát triển của các Tổ chức quốc tế (NGO) trên địa bàn cùng các nhiệm vụ chuyên môn truyền thống khác đã được Lãnh đạo Vườn quốc gia tập trung chỉ đạo, áp dụng các biện pháp thích hợp và hiệu quả để Đơn vị có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch của cả năm 2009; Đồng thời phối kết hợp tốt với các bên liên quan để có thể triển khai hiệu quả định hướng nhiệm vụ của kế hoạch công tác năm 2010.    

II- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn:

2.1- Công tác quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường (TN-MT):

- Tài nguyên rừng và chim di trú vẫn được VQGXT phối hợp với Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng và Chính quyền các xã vùng đệm đảm bảo hiệu quả. Sau khi giải phóng đàn gia súc ở Cồn Lu, Đơn vị đã phối hợp với các đối tác thực hiện việc phục hồi rừng phi lao và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ở khu vực khá chu đáo nên diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng nhân tạo ở Cồn Lu đã được trả lại màu xanh tươi tốt. Tài nguyên chim di trú cũng được bảo tồn khá. Mười tháng qua Đơn vị chỉ phải xử lý 02 vụ săn bẫy chim bản địa ở khu vực. Kết quả kiểm kê Cò Thìa vào tháng 01/2009 của Tổ chức bảo tồn chim quốc tế đã đếm được 63 cá thể, tương đương với số lượng của các năm trước, Đồng thời là số lượng Cò thìa được ghi nhận trong thời điểm hiện tại của Việt Nam và cũng là số đếm Cò thìa ở Việt Nam trong nhiều năm đã qua.

 - Các nhiệm vụ về bảo vệ tài nguyên môi trường khác cũng đã được Đơn vị quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt kết quả khả quan. VQGXT đã phối hợp với Chính quyền địa phương và các bên liên quan triển khai cho cộng đồng địa phương thực hiện Đề án khai thác ngao giống. Mùa ngao giống năm nay đã có những thay đổi tích cực hơn các năm trước. Người dân nhận thuê khoán đất mặt nước đã chủ động tổ chức hoạt động khai thác ngao giống tự nhiên ở vùng cửa Sông Hồng khá linh hoạt và đạt hiệu quả thiết thực hơn. Mùa hoa sú vẹt năm nay cũng được những người hành nghề nuôi ong tận thu với sản lượng mật đạt khá.

- Tình hình an ninh trật tự và tài nguyên môi trường ở khu vực tương đối ổn định.

2.2- Công tác Khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế:

Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học kỹ thuật truyền thống như:" Đào tạo cán bộ viên chức (CBVC), hợp tác nghiên cứu khoa học và thực hiện các Dự án về bảo tồn và phát triển cho khu vực."

- Hoạt động đào tạo:

Trong 10 tháng đầu năm 2009: đã có trên 20 lượt CBVC tham dự các Hội thảo & tập huấn trong nước và quốc tế. Trên 10 cán bộ được đào tạo Anh ngữ do các Tình nguyện viên quốc tế trực tiếp giảng dạy.

- Các dự án hợp tác quốc tế đã & đang triển khai:

*Dự án của Chương trình Liên minh đất ngập nước quốc tế (WAP):

Đây đã là pha thứ 04 của dự án, các công việc được tiếp nối như: “Trồng nấm , nuôi ong, làm VAC, nghiên cứu quy hoạch nuôi ngao bền vững..." Song song với các sinh kế là các hoạt động tăng cường năng lực cho Ban quản lý VQG và các bên liên quan thông qua các chương trình giám sát và đào tạo kỹ năng. Dự án đã thông qua Báo cáo giai đoạn I (2007-2009) với rất nhiều thành tựu nổi bật, được cộng đồng địa phương, WAP và Nhà tài trợ ghi nhận. Việc Ban quản lý dự án WAP của Đơn vị đứng ra bảo trợ  thành lập Câu lạc bộ trồng nấm cho khu vực vùng đệm VQG Xuân Thuỷ và xây dựng thương hiệu : “Nấm Vườn quốc gia Xuân Thuỷ” đã đánh dấu một bước tiến tích cực về việc tạo lập sinh kế thay thế bền vững cho cộng đồng địa phương.

 Dự án cũng đã hoàn thành việc kiểm toán cho năm tài chính 2008; Xây dựng báo cáo đề xuất để trình Nhà tài trợ kế hoạch giai đoạn 2009-2012 và triển khai thực hiện Kế hoạch chi tiết của Dự án giai đoạn 6 tháng cuối năm 2009.

* Dự án của Trung tâm bảo tồn biển và phát triển cộng đồng (MCD):

Đây là năm thứ 05 MCD hợp tác với VQG Xuân Thuỷ và Chính quyền địa phương để thực hiện các hoạt động tạo lập sinh kế thay thế bền vững và góp phần tăng cường năng lực cho cộng đồng dân khu vực xã Giao Xuân. Các sinh kế mà MCD nhắm tới là:" Hoàn thiện mô hình du lịch sinh thái cộng đồng và thí điểm xây đựng mô hình nuôi ngao bền vững…". Các sinh kế bổ trợ khác (như nuôi giun quế, làm VAC, làm phân vi sinh..v.v..) và các hoạt động tăng cường năng lực cho cộng đồng ở khu vực cũng đã được MCD xúc tiến đến để cố gắng tạo lập một mô hình mang sắc thái riêng. Hiện tại MCD cũng đang nỗ lực trợ giúp cho việc tăng cường năng lực và khả năng phối hợp hành động hiệu quả của 02 Khu bảo tồn TN ở cửa Sông Hồng (gồm VQG Xuân Thuỷ và Khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Tiền Hải) thuộc vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Châu thổ Sông Hồng.

*Dự án "Xoá bỏ rào cản trong công tác bảo tồn thiên nhiên ở VQG Xuân Thuỷ “ của UNDP/ GEF do Tổng cục môi trường thực hiện:

Dự án đã qua bước lập khung lô gíc và xây dựng kế hoạch chiến lược. Các công việc đang được tiếp tục thực hiện là:" Hoàn thiện, trình thẩm định và phê duyệt dự án để có thể tổ chức khởi động giai đoạn I của dự án vào khoảng đầu năm 2010."

* Các dự án hợp tác khác:

- Hợp tác với Tổ chức tình nguyện quốc tế vì hoà bình (VPV) triển khai dự án tình nguyện ở khu vực xã Giao Xuân & Giao Hải, thời hạn: 1,5 năm ( 2009-2010).

- Hợp tác với Tổ chức tình nguyện quốc tế SJ Việt Nam triển khai dự án cung cấp Tình nguyện viên quốc tế cho VQG Xuân Thuỷ và cộng đồng khu vực trong thời gian 03 năm ( 2009-2011)

- Hợp tác với Viện khoa học Lâm nghiệp thực hiện đề tài quan trắc các Ô định vị của hệ sinh thái Rừng ngập mặn ở khu vực vùng lõi VQG.

- Hợp tác với Ban cố vấn khu vực Miền Bắc của dự án VCF cựng các bên liên quan Tổ chức Hội thảo đánh giá nhu cầu bảo tồn và xây dựng Dự án cho Vườn quốc gia Xuân Thuỷ về: “Tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng ĐP theo tiêu chí của Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam (VCF).”

- Hợp tác với các Cục Vụ Viện và Các Trường Đại học thực hiện các nghiên cứu chuyên đề và trợ giúp cho các nghiên cứu sinh & sinh viên làm luận văn trên đaị học và khoá luận tốt nghiệp tại VQG. Trong 10 tháng đầu năm 2009 đã có trên 50 sinh viên của nhiều Viện nghiờn cứu & Trường Đại học thuộc các chuyên ngành khác nhau lựa chọn VQG Xuân Thuỷ làm hiện trường nghiên cứu cho các đề tài tốt nghiệp, nghiên cứu sinh Cao học và Tiến sỹ.

2.3- Công tác hợp tác phát triển du lịch:

- Hoạt động du lịch sinh thái tại vùng lõi Vườn quốc gia trong năm qua đã có những chuyển biến tích cực: Số lượng khách bao gồm cả trong nước và quốc tế tăng nhanh (đã có hàng chục ngàn lượt khách đã đến thăm quan học tập tại VQG Xuân Thuỷ). Tuy nhiên do cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của khách trong nước nên hầu như Đơn vị chỉ mới thực hiện hoạt động dịch vụ du lịch đối với khách quốc tế. Nguồn thu mơí còn ở mức khiêm tốn. Cùng với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện dịch vụ và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ viên chức, trong thời gian tới VQG Xuân Thuỷ sẽ đẩy mạnh công tác du lịch để phát triển toàn diện các hoạt động của VQG.

- Dự án du lịch cộng đồng do Trung tâm bảo tồn biển & phát triển cộng đồng (MCD) phối hợp VQG Xuân Thuỷ và Chính quyền địa phương thực hiện từ năm 2006 đến nay đã hình thành mô hình hoàn chỉnh. Cộng đồng địa phương đã vận hành mô hình, kết quả đã đón được >700 khách trong đó có gần 200 khách quốc tế. Tuy nhiên để mô hình phát triển bền vững vẫn phải tiếp tục tăng cường năng lực cho cộng đồng làm du lịch, mặt khác các đơn vị hữu quan cũng phải quan tâm trợ giúp cộng đồng về mọi mặt đồng thời tăng cường tiếp thị để cung cấp nguồn khách dồi dào và lâu dài mới đảm bảo cho mô hình tồn tại và phát triển bền vững.

2.4- Vấn đề đồng quản lý và vấn đề xã hội hoá lâm nghiệp:

- “Cơ chế đồng quản lý sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn lợi ngao giống tự nhiên ở cửa Sông Hồng “ được VQG Xuân Thuỷ phối hợp với các bên liên quan xây dựng trình Bộ Nông nghiệp&PTNT thẩm định sau đó UBND tỉnh Nam Định phê duyệt và đã được tổ chức thực thi từ năm 2006, đến nay đã trải qua 03 năm. Nhìn chung đề án đã được tổ chức thực hiện đảm bảo yêu cầu đề ra. Các bên liên quan tham gia cơ chế đồng quản lý đã chủ động sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện. Tình hình an ninh trật tự và đảm bảo vệ sinh môi trường đạt kết quả khả quan. Sau mùa vụ khai thác ngao giống hiện trường ở khu vực trở lại bình thường.

- Đơn vị đang thể nghiệm mô hình quản lý rừng cộng đồng bằng cách giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn cho nhóm cộng đồng có hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản ở dưới tán rừng. Về trách nhiệm họ phải bảo vệ toàn vẹn tài nguyên rừng, không được khai thác cạn kiệt và huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản. Về quyền lợi Họ được sử dụng khôn khéo & bền vững tài nguyên thuỷ sản ở dưới tán rừng. Cơ chế này đã nhận được sự đồng thuận cao của Chính quyền và cộng đồng địa phương.

2.5- Công tác tuyên tryền nâng cao nhận thức cho cộng đồng:

   Rất nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng đã được Vườn quốc gia thực hiện với sự trợ giúp của Chính phủ ( từ nguồn Vốn sự nghiệp môi trường hàng năm) và các tổ chức quốc tế (từ các dự án phát triển cộng đồng).

    Một vài hoạt động cụ thể như:

- Tổ chức Đại Hội Câu lạc bộ trồng nấm VQG Xuân Thuỷ lần thứ nhất nhiệm kỳ 2009-2012, triển khai xây dựng thương hiệu nấm VQG Xuân Thuỷ cho Câu lạc bộ.

- Tổ chức các Hội nghị giao ban vùng đệm quý I &II và III năm 2009.

- Tổ chức cho Đoàn cán bộ dự án WAP và các đối tác (14 người, bao gồm những người dân và cán bộ đại diện cho các tầng lớp tiêu biểu của cộng đồng địa phương) đi thăm quan học tập thực tế  ở Thái Lan đạt kết quả tốt.

- Tổ chức thành công Hội nghị Ban chấp hành TW Hiệp hội các Vườn quốc gia & Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam năm 2009 tại Trụ sở VQG Xuân Thuỷ.

- Hợp tác với Tổ chức tình nguyện viên quốc tế đón và làm việc với 04 tình nguyện viên quốc tế (03 người Pháp và 01 Người Anh), Hợp tác làm việc với các Tổ chức tình nguyện: Câu lạc bộ môi trường 360º Đại học kinh tế quốc dân, Câu lạc bộ Tiếng Anh-môi trường (Go-green) và  Đội tình nguyện của Khoa môi trường - Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện chiến dịch mựa hố xanh tại xã Giao An và các hoạt động tình nguyện khác trên khu vực VQG Xuân Thuỷ.

- Đón và làm việc với hàng chục đoàn khách quốc tế và hàng nghìn lượt khách trong nước đến thăm quan học tập và trao đổi kinh nghiệm.

- Tham gia Hội thảo Khu Dự trữ sinh quyển thế giới tại Quảng Bình và Hội thảo Quản lý các Khu Ramsar ở khu vực Đông & Nam Châu Á tại Busan-Hàn quốc.

- Thực hiện sự nghiệp môi trường 2009: Triển khai các chương trình tuyên truyền giáo dục môi trường cho học đường & cộng đồng, phát hành các ấn phẩm truyền thông, tăng cường tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng cả ở Trung ương và địa phương. Hỗ trợ cho hoạt động của các Câu lạc bộ có thiên hướng bảo vệ môi trường như: “Trồng nấm, Nuôi ong, Bảo tồn chim, Du lịch cộng đồng…”

2.6- Kết quả đầu tư từ ngân sách:

- Dự án dầu tư phát triển vùng lõi VQGXT:

     Đây là dự án do Ban quản lý VQGXT làm chủ đầu tư. Dự án đã thực hiện được 05 năm, trải qua 03 giai đoạn. Dự án đã xây dựng hoàn chỉnh nhiều công trình phục vụ công tác quản lý bảo tồn thiên nhiên của VQG  được bàn giao đưa vào sử dụng và đó phát huy hiệu quả khá tích cực. Dự án cũng đã được Thanh tra và đang thực hiện kiểm toán giai đoạn I ( 2004-2007) để trình phê duyệt quyết toán.

    Trong năm 2009, Ban quản lý dự án hiện tiếp tục hoàn thiện Góii thầu xây lắp xây dựng đường tuần tra trên đê Vành lược và Gói thầu trồng cây môi trường sinh thái giai đoạn II ở Khu Trung tâm hành chính dịch vụ của Vườn quốc gia.

    Sau khi có thông báo về nguồn vốn kích cầu của Chính Phủ hỗ trợ cho VQG Xuân Thuỷ tiếp tục đầu tư phát triển. Tổng vốn XDCB được cấp cho dự án vùng lõi đến nay là 50 tỷ VNĐ. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã trình các cấp và được UBND tỉnh chấp thuận cho phép điều chỉnh mở rộng dự án cho giai đoạn tiếp theo. Hiện tại dự án điều chỉnh mở rộng đã được UBND tỉnh phê duyệt với quy mô lên tới >103 tỷ đồng; VQG Xuân Thuỷ đang triển khai các hợp đồng với các đơn vị tư vấn thiết kế hoàn thiện Hồ sơ Gói thầu xây lắp số 4 để triển khai chương trình XDCB theo hướng nâng cấp các công trình phục vụ mục tiêu tổng thể để quản lý bảo tồn và phát triển bền vững của VQGXT cho giai đoạn 2009-2013.

- Dự án đầu tư phát triển vùng đệm:

 Đơn vị đã hợp tác với chính quyền địa phương triển khai Gói thầu xây lắp số II của dự án đầu tư phát triển Vùng đệm, nghiệm thu bàn giao các công trình thuộc Gói thầu  xây lắp số I (Bao gồm các công trình phúc lợi như: Xây dựng các Trung tâm học tập cộng đồng, Trường học, Trạm y tế, Nhà văn hoá xóm, đường sá, cầu cống, nạo vét kênh mương thuỷ lợi nội đồng…) chuyển giao đưa các công trình này đi vào sử dụng đã phát huy hiệu quả thiết thực. Dự án vùng đệm, đến nay  cũng đã được cấp tổng kinh phí để thực thi là:30 tỷ VNĐ.

III- Tồn tại nguyên nhân giải pháp và kiến nghị:

3.1- Tồn tại và nguyên nhân:

- Các cơ chế chính sách về quản lý bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước còn rất nhiều bất cập: Luật lệ vừa thiếu vừa không đồng bộ, nguồn nhân lực tham gia quản lý & thực thi vừa mỏng vừa thiếu kỹ năng lại bị phân tán về nguồn lực. Có lúc còn bị bị chồng chéo nhưng nhiều lúc lại bị buông lỏng.

- Cơ chế đầu tư: đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên vẫn còn nhiều thủ tục khá rườm rà và phức tạp, việc thông báo vốn bổ sung thường rất muộn. Các đơn vị không chuyên về quản lý đầu tư XDCB như  các Ban quản lý VQG sẽ chỉ lo thủ tục và xử  lý các mối quan hệ đã đủ mệt, phần lớn không có đủ điều kiện để tập trung giải quyết công việc chính là tổ chức thi công công trình đảm bảo tiến độ&chất lượng.

3.2- Kiến nghị:

- Cần sớm nghiên cứu thiết lập hoàn chỉnh cơ chế quản lý các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên thống nhất trên cả nước theo hướng tập trung, tăng cường sức mạnh mọi mặt và quản lý hoạt động bảo tồn thiên nhiên đạt hiệu quả.

- Cơ chế đầu tư cũng cần được thể chế rõ ràng cho các Vườn quốc gia. Việc triển khai cần có hướng dẫn cụ thể và cần phải được làm chu đáo đồng thời giải quyết các vướng mắc theo hướng: “giản đơn hoá thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng và tiến độ các công trình được đầu tư đáp ứng nhu cầu thiết thực của công tác bảo tồn thiên nhiên”.

- Phối hợp với các bên liên quan để thực hiện tốt những yêu cầu phát sinh về thể chế  quản lý baỏ tồn thiên nhiên và đầu tư  XDCB… để tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các Ban quản lý VQG thực hiện tốt các chương trình mục tiêu đã được ghi trong quyết định thành lập Vườn quốc gia của Thủ Tướng Chính phủ.

IV- Phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010:

- Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ TN-MT; Đặc biệt chú trọng  phối hợp với các đơn vị hữu quan ở khu vực để thực hiện hiệu quả công tác quản lý bảo vệ tài nguyên chim di trỳ trong mùa chim di cư và các đề án về đồng quản lý sử dụng khôn khéo & bền vững TN- MT ở khu vực.

- Hoàn thiện các hạng mục công việc giai đoạn I (2007- 6/2009) của dự án WAP cũng như kế hoạch của cả năm 2009. Triển khai thực hiện kế hoạch giai đoạn tiếp theo (2010-2012). Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch 6 tháng cuối năm 2009 và cả năm 2010 của dự án MCD và SJ Việt Nam. Phối hợp với Cục bảo tồn đa dạng sinh học-Tổng cục môi trường hoàn thiện đề xuất dự án của UNDP/GEF; đồng thời thực hiện tốt các chương trình hợp tác quốc tế khác tại VQG Xuân Thuỷ. Kết hợp với việc thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực cho đội ngũ CBVC để giúp họ có thể từng bước đáp ứng tốt yêu cầu của nhiệm vụ.

- Triển khai các thủ tục XDCB về điều chỉnh mở rộng dự án đầu tư hỗ trợ các Chương trình phát triển cộng đồng, nghiên cứu khoa học và Giáo dục môi trường; Đồng thời triển khai hoàn chỉnh thủ tục XDCB và tổ chức thi công Gói thầu XL số 4 cùng các Gói thầu thiết bị năm 2009, Hoàn thiện thủ tục cho các hạng mục công trình của Gói thầu cũ. Hợp tác với Chính quyền địa phương triển khai hiệu quả Gói thầu XL số 2 của dự án vùng đệm VQG Xuân Thuỷ.

- Phát động phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2010. Lãnh chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tích cực phấn đấu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của CBVC. Hoàn thiện các quy chế và nội quy hoạt động của VQG để từng bước xây dựng đơn vị phát triển lớn mạnh toàn diện.

Giám đốc

Nguyễn Viết Cách

        

Công ước Ramsar  (21:28 | 03-03-2011)

Điện thoại: (844) 0350 3741501