Các dự án tuyên truyền GDMT đã tác động trực tiếp đến nhận thức của cộng đồng dân địa phương và du khách. Rất nhiều đại diện ưu tú của cộng đồng đã trở thành các tuyên truyền viên tự nguyện và tích cực cho công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Công tác quản lý bảo vệ VQG đã có được sự chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm của khá nhiều đối tác ở địa phương....

Mục tiêu: Kết quả điều tra sẽ đưa đến cái nhìn khái quát về tình hình thực hiện các chương trình giáo dục môi trường (GDMT) phi chính thức (ngoài nội dung GDMT lồng ghép vào chương trình giáo dục chính khóa của Bộ GD-ĐT) ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những nhận xét khái quát sơ bộ về tính hiệu quả và tính bền vững của các chương trình này.

Thông tin về người trả lời phiếu điều tra:

Họ và tên:  Nguyễn Viết  Cách

Vị trí công tác: Giám đốc Vườn quốc gia Xuân thuỷ

Địa chỉ liên lạc: Huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0350 3741501, Fax: 0350 3895125, Mob: 0912200602

Email: cachxtnp@yahoo.com

Ngày trả lời phiếu điều tra:  20/5/2008

 

Một số thông tin tóm tắt về VQG, KBT (Đối với các VQG, KBT):

1.Tên Vườn quốc gia/Khu Bảo tồn:. Vườn quốc gia Xuân thuỷ

Thuộc địa phận các xă, huyện, tỉnh nào? Xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định

2.Diện tích VQG/KBT: 7.100 ha.

3.Số dân cư sống trong VQG/KBT và vùng đệm: 46.000 người

 

Thông tin về chương tŕnh GDMT

1. Từ trước đến nay, VQG/KBT có tổ chức/tham gia bất kỳ DA GDMT nào cho cộng đồng không?                                               

* Nếu có hơn 1 chương tŕnh, đề nghị anh/chị điền vào phần câu hỏi dưới đây nội dung DA GDMT lớn nhất. Thông tin về các DA GDMT khác xin bổ sung vào phần cuối bảng hỏi.

2. Tên DA GDMT:  Chiến dịch truyền thông kỷ niệm ngày lâm nghiệp Việt Nam (28/11/2001)

Và dự án Giáo dục môi trường ở Trường  học PTCS các xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ, năm 2003

3. Thời gian thực hiện: trong tháng 11/2001 và từ tháng 10/2002 đến  5/2003                       

4. Nếu DA GDMT là một hợp phần của dự án khác lớn hơn, tên dự án đó là gì?

-Năm 1998-1999: Đại sứ Hà Lan đó tài trợ cho Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ dự án Tăng cường năng lực cho Khu Ramsar Xuân Thuỷ. Dự án đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ của Khu bảo tồn và địa phương.Nhiều hoạt động phát triển cộng đồng cũng đó được dự án tổ chức thực hiện như : tập huấn kỹ thuật cho hàng trăm hộ dân,xây dựng quỹ tín dụng môi trường cho Hội Phụ nữ hai xã Giao Thiện và Giao lạc ( 10.000 USD ) giúp cho chị em có vốn để sản xuất kinh doanh hiệu quả tại chỗ nhằm từng bước giảm sức ép khai thác tài nguyên môi trường ở vùng lõi của khu bảo tồn.

- Năm 2004: Thực hiện dự án Du lịch sinh thái trên cơ sở cộng đồng. Dự án do Tổ chức phát triển của Hà Lan ( SNV) tài trợ. Dự án đó tập huấn cho cộng đồng địa phương về khái niệm và những kỹ năng phát triển mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Dự án cũng tổ chức nghiên cứu triển khai Tour thí điểm.Phát triển các sản phẩm du lịch từ cộng đồng địa phương. Tổ chức cho đội ngũ cán bộ và đại diện cộng đồng tham quan học tập mô hình du lịch cộng đồng ở Bản Sín Chải (Sapa- Lào cai)

- Năm 1999-2000: Cùng với Hội Nông dân Huyện Giao Thủy thực hiện dự án Nâng cao nhận thức và hỗ trợ cộng đồng địa phương để góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường ở Khu vực Ramsar Xuân Thủy. Dự án do Chương trình tài trợ các dự án nhỏ thuộc Quỹ môi trường (UNDP) tài trợ. Dự án cũng đó triển khai nhiều hoạt động nâng  cao nhận thức và hỗ trợ Hội nông dân các xã thuộc vùng đệm của Khu Ramsar. Quỹ tín dụng môi trường  cũng đó được vận dụng để tạo lập sinh kế thân thiện hơn với môi trường Khu Ramsar Xuân Thủy cho cộng đồng địa phương.

- Năm 2003-2004: Hợp tác với Birdlife international VN thực hiện Dự án bảo tồn vùng chim quan trọng ở Cồn Lu. Dự án do quỹ bảo tồn thiên  nhiên Nhật Bản tài trợ. Dự án đó xây dựng Câu lạc bộ bảo tồn vùng chim quan trọng Cồn Lu gồm trên 30 hội viên. Tổ chức cho các hội viên học tập tuyên truyền bảo vệ tài nguyên môi trường và thực thi các hoạt động quan trắc bảo vệ đàn chim di cư ở khu vực.

- Năm 2004-2005: Hợp tác với Liên minh sinh vật biển quốc tế (IMA) để triển khai Dự án quản lý sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản ở Khu Ramsar Xuân Thủy. Dự án đó trải qua các bước thực thi bài bản như đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) và điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản. Sau đó đơn vị đó cựng với IMA và cộng đồng địa phương các xã vùng đệm khu vực vây Vạng triển khai các hoạt động nhằm xây dựng quy chế Cộng đồng quản lý sử dụng khôn khéo nguồn lợi thủy sản ở khu vực với mục tiêu đáp ứng lợi ích trước mắt  của cộng đồng địa phương, đồng thời thỏa mãn lợi ích lâu dài của quốc gia & quốc tế (đúng theo tinh thần khuyến cáo của Công ước Ramsar mà VQG Xuân Thủy là đại diện duy nhất của Việt Nam tham gia công ước quốc tế về bảo tồn đất ngập nước này). Đến nay bản thảo quy chế lần 2 đó được cộng đồng khởi thảo và thông qua về nguyên tắc.

- Dự án Du lịch sinh thái trên cơ sở cộng đồng ở vùng đệm VQGXT do quỹ McNight (Hoa Kỳ và EU tài trợ 100.000 USD) cho MCD và cộng đồng địa phương thực hiên trong 2 năm: 2006-2007. Dự án đó tạo dựng thành cụng mô hình du lịch sinh thái trên cơ sở cộng đồng tại địa bàn xã Giao Xuân (thuộc vùng đệm VQG XT). Hiện nay dự án đang được tiếp tục thực hiện và nhân rộng ra toàn khu vực giai đoạn 2007-2010.

- Dự án hỗ Câu lạc bộ bảo tồn chim  quan trọng Cồn Lu – VQGXT do Đại sứ Hoa Kỳ tài trợ cho Birdlife và VQGXT thực hiện trong 2 năm 2006-2007 (20.000 USD). Dự án đó tổ chức khá nhiều hoạt động hỗ trợ công tác bảo tồn chim của Câu lạc bộ bảo tồn chim Cồn Lu và VQG XT. Dự án đó tổng kết vào cuối tháng 7/2007.

- Dự án phát triển kinh tế trên cơ sở bảo tồn tự nhiên & văn hoá của khu vực VQGXT và Rạn Trào - Vạn Ninh( Khánh Hoà) do quỹ Oxfam Hà lan tài trợ  cho MCD & cộng đồng địa phương thực hiện trong 3 năm từ 2007-2009 ( trên 400.000 USD): các chương trình của dự án nhằm xây dựng nghề cỏ và các sinh kế bền vững cho cộng đồng vùng đệm. Dự án đó và đang tiếp tục các bước đi cụ thể để thực hiện mục tiêu đó đề ra từ trước của MCD và VQG Xuân Thủy.

- Dự án sinh kế của Trung tâm Tài nguyên & Môi trường (thuộc ĐH Quốc gia Hà nội) thực hiện từ 2007-2008 trên địa bàn xã Giao Thiện, DA Chuyển giao các mô hình trồng nấm rơm, nuôi tôm sinh thái, du lịch cộng đồng và thiết lập trang Web cho VQG Xuân Thủy & xã Giao Thiện. Dự án đó bắt đầu hình thành các nhóm sở thích và tập huấn nghiệp vụ cho nhóm.

- Dự án hỗ trọ nâng cao năng lực bảo tồn và xây dựng các sinh kế thay thế bền vững cho cộng đồng khu vực VQGXT của Liên minh đất ngập nước quốc tế (WAP) do 4 tổ chức gồm: WWF, AIT, WORLDFISH CENTER và CORIN xin tài trợ của SIDA (Thụy Điển) để hỗ trợ công tác quản lý bảo tồn thiên nhiên của BQL VQG và tạo lập sinh kế thay thế bền vững cho cộng đồng vùng đệm. Dự án bắt đầu từ thánh 8 năm 2007 bằng việc tổ chức di dời đàn gia súc chăn thả trái phép ở vùng lõi VQGXT.

5. Đơn vị quản lư DA GDMT: VQG XT phối hợp thực hiện với các bên liên quan

6. Đơn vị tài trợ:  Chủ yếu là các nước trong cộng đồng Châu Âu, Úc, Nhật Bản và Mỹ

7. Các đối tượng mục tiêu của DA GDMT:

- Học sinh từ lớp 1 đến lớp 5

- Học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 (+)

- Học sinh từ lớp 10 đến lớp 12

- Người lớn(+)

- Đối tượng khác (đề nghị ghi cụ thể). Phụ nữ đoàn thanh niên, các đoàn thể ở địa phương

8. Các hoạt động chủ yếu của DA GDMT:

- Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Đài phát thanh, Đài truyền hình, đăng tải thông tin trên hệ thống báo chí và internet.

- Tổ chức các hội nghị tuyên truyền giáo dục môi trường và tập huấn pháp chế theo chuyên đề.

- Mở lớp ngoại khoá về GDMT cho học sinh Trung học phổ thông cơ sở ở vùng đệm

- Thi tìm hiểu về thiên nhiên môi trường: Bài viết, Vẽ, Tổ chức thi kiến thức giữa các Đội

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhân ngày đất ngập nước thế giới(2/2). Ngày Môi trường thế giới (5/6) và ngày làm sạch thế giới ( tuần  thứ 3 của tháng 9 hàng năm)

- In ấn và phát hành các sản phẩm truyền thông gồm: xây dựng hệ thống biển báo tuyên truyền.

sản xuất Phim, băng hình, Poster, sách, tờ rơi, mũ, áo,

- Tổ chức các Câu lạc bộ bảo tồn thiên nhiên, các Hội nuôi Ong và các hoạt động hưởng ứng công tác quản lý bảo tồn thiên nhiên & phát triển bền vững

- Xây dựng và tổ chức thực thi Quy chế phối hợp giữa các bên liên quan với VQG Xuân Thuỷ, đồng thời khuyến khích các địa phương có hoạt động nồng ghép trong khi xây dựng các hương ước tiến bộ có gắn với nội dung bảo vệ tài nguyên môi trường ở khu vực,

9. Các nội dung cơ bản của DA GDMT :

- Thông tin cho cộng đồng biết về các căn cứ Pháp lý cơ bản của công tác bảo vệ TN-MT

- Thông tin về các giá trị của VQG Xuân Thuỷ và tác dụng của việc bảo tồn VQG đối với đời sống của cộng đồng địa phương nói riêng và nhân loại nói chung.

- Các bài giảng ngoại khoá cho học sinh phổ thông ( bao gồm 16 bài: trong đó có 13 bài cụ thể về VQG Xuân Thuỷ và 03 bài thông tin về giáo dục môi trường nói chung)

- Biểu dương gương người tốt việc tốt cũng như thông báo xử lý các vi phạm về xâm hại TN-MT...

10. Đă có khoảng bao nhiêu đối tượng được tham gia hoạt động của DA GDMT (cụ thể theo từng đối tượng)                                                                  

- Giáo viên phổ thông: khoảng trên 200 lượt người

- Học sinh phổ thông: khoảng trên 1000 lượt học sinh

- Cộng đồng quản lý: trên 500 lượt người

- Cộng đồng địa phương: trên 1000 lượt người

- Du khách: trên 500 lượt người

11. Đối tác chính tham gia thực hiện/quản lý DA GDMT

- Đoàn Thanh niên xă(+)

- Sở/Pḥòng GD-ĐT(+)

- Ban giám hiệu nhà trường(+)

- Không có đối tác nào

- Đối tác khác: Chính quyền địa phương và các tổ chức Đoàn thể ở cơ sở

* Đánh giá sơ bộ về hiệu quả, tính bền vững của (các) DA GDMT và sự tham gia của cộng đồng:

11. Sự hưởng ứng DA GDMT của đối tác trên ra sao, họ có những hỗ trợ gì đối với chương trình? Nếu có thể lượng hóa mức độ họ tham gia vào các hoạt động của chương trình, anh/chị đánh giá là bao nhiêu %.

 Nhìn chung các đối tác ở địa phương đó tham gia có trách nhiệm vào các hoạt động GDMT của VQG Xuân Thuỷ. Địa phương có các hoạt động phối kết hợp, vận động tuyên truyền và sử dụng các phương tiện, con người & cơ sở vật chất hiện có để hỗ trợ thực hiện chương trình. Lượng hoá sự tham gia vào các hoạt động tuyên truyền GDMT của cộng đồng địa phương là khoảng 40%.

12. Đối với các DA GDMT đă chấm dứt: Sau khi kết thúc dự án, các hoạt động GDMT tại cộng đồng/trường học vẫn được duy trì tiếp hay chấm dứt hoàn toàn?

Khi dự án kết thúc các hoạt động tuyên truyền GDMT ở cộng đồng không hoàn toàn chấm dứt. Tuy nhiên mức độ có suy giảm, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng cơ sở.

13. Nếu vẫn tiếp tục, các hoạt động đó tiếp tục trong bao lâu, ai đứng ra tổ chức các hoạt động đó, kinh phí do ai hỗ trợ?

 Các hoạt động tuyên truyền GDMT ở VQG Xuân Thuỷ vẫn được tiếp tục . Các hoạt động trên sẽ vẫn còn tiếp diễn chừng nào VQG Xuân Thuỷ còn hoạt động. Việc duy trì hoạt động  tuyên truyền GDMT cho cộng đồng sẽ do Ban quản lý VQG phối hợp với Chính quyền và các Tổ chức đoàn thể ở địa phương cựng thực hiện. Kinh phí do hai bên tự thoả thuận và chủ động đóng góp tuỳ theo nguồn lực hiện có của mình.

14. Đối với các DA GDMT chưa kết thúc: VQG/KBT có kế hoạch gì để duy trì các hoạt động sau khi dự án kết thúc không?

 Đối với các dự án GDMT chưa kết thúc, Ban quản lý VQG đó lập kế hoạch để duy trì các hoạt động sau khi dự án kết thúc như : tìm kiếm các dự án mới  đồng thời huy động các nguồn lực tại chỗ để tiếp tục thực hiện các hoạt động tuyên truyền GDMT đối với cộng đồng về lâu dài.

15. Anh/chị đánh giá ra sao về hiệu quả của chương tŕnh GDMT?

- Rất hiệu quả                                                                

- Hiệu quả(+)

- Bình thường

- Không hiệu quả

- Đánh giá khác: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- DA GDMT đă tác động làm thay đổi hành vi và nhận thức của người dân/học sinh về môi trường ra sao?

Các dự án tuyên truyền GDMT đú tác động trực tiếp đến nhận thức của cộng đồng dân địa phương và du khách. Rất nhiều đại diện ưu tỳ của cộng đồng đú trở thành các tuyên truyền viên tự nguyện và tích cực cho công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Công tác quản lý bảo vệ VQG đã có được sự chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm của khá nhiều đối tác ở địa phương, để từ đó thiết thực góp phần tạo nền tảng cơ bản cho việc thực hiện tốt sự nghiệp bảo tồn và phát triển bền vững TN-MT ở khu vực.

16. Theo anh/chị, có cần thiết duy tri thường xuyên các hoạt động GDMT tại địa phương?

Nếu điều đó là cần thiết, nên làm gì để duy trì tính bền vững đó.

 Rất cấn thiết phải duy trì thường xuyên các  hoạt động tuyên truyền GDMT tại địa phương.

Cần huy động tổng hợp các nguồn lực để thực hiện tốt chương trình.

Thường xuyên đổi mới, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền nhằm đạt được hiệu quả GDMT thiết thực và hiệu quả nhất.

17. Ngoài DA GDMT kể trên, VQG/KBT c̣òn có hoạt động hoặc DA GDMT nào khác không?

 Hai năm trở lại đây VQG Xuân Thuỷ cũng được cấp kinh phí từ nguồn ngân sách về thực hiện sự nghiệp môi trường ( kinh phí 1% GDP hàng năm) để hỗ trợ thực hiện các hoạt động tuyên truyền GDMT cho cộng đồng địa phương. Hoạt động của các sinh viên tình nguyện vào các dịp hè và các dịp lễ lớn của sinh viên Việt Nam & sinh viên quốc tế cũng là điểm sáng trong công tác tuyên truyền GDMT đến được với từng đối tượng cụ thể ở khu vực. Rất nhiều hoạt động phong phú và hữu ích đó được thực thi, góp phần giúp cho VQG và địa phương phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu:” Kết hợp hài hoà giữa yêu cầu bảo tồn & phát triển, đồng thời xây dựng VQG Xuân Thuỷ trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong nước & quốc tế trong tương lai không xa”

 

Nguyễn Hồng Phúc

Bộ môn Sinh thái Môi trường, Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa Tự Nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.

        


Điện thoại: (844) 0350 3741501