Cán cân giữa phát triển kinh tế và bảo tồn môi trường rất khó đîc duy trì ở trạng thái cân bằng và thường dẫn tới những mâu thuẫn đối với các lợi ích trước mắt. Giải quyết hài hòa bài toán trên là một kinh nghiệm quý báu tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Trong 2 năm qua, cộng đồng xã Giao An đã đi tiên phong trong hoạt động quản lý rác thải rắn trong khu vực với sự hỗ trợ nhiều mặt của chính quyến địa phương, Vườn Quốc gia Xuân, và Viện Phát triển các nguồn lực ven biển Á châu (CORIN-Asia).
Hai triện đồng một tháng – đó thực sự là thu nhập “mơ ước” của rất nhiều người nông dân, nhưng đó đã trở thành hiện thực cho cộng đồng khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy (XTNP). Năm 2009, “tổng giá trị sản phẩm nấm đạt trên 200 triệu VNĐ, bình quân lao động đạt gần 130.000 đồng/công nhật, mô hình đã và đang được phát triển theo hướng bền vững”, Ông Vũ Phương Thảo- chủ nhiệm Câu lạc bộ sản xuất nấm VQGXT- nhận định.
Tháng 6/2010, UNESCO tại Hà Nội đã phê duyệt dự án: "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tơi sự tham gia của Cộng đồng địa phương trong quản lý tài nguyên thủy sản tại vùng lõi Khu Dự trữ sinh quyển châu thổ sông hồng" và cấp kinh phí để Ban quản lý Khu DTSQ triển khai. Đây là một dự án nhỏ nhằm khảo sát đánh giá văn hoá bản địa và mối tương tác của chúng với mục tiêu bảo tồn & phát triển bền vững Khu DTSQ châu thổ Sông Hồng
Khoảng 14.000 cây phi lao được trồng trên diện tích 6,2ha trong tháng 10-2008 tại Cồn Lu. Khôi phục rừng là một trong những sứ mệnh của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Đây cũng là một trong những hoạt động của Chương trình Liên minh đất ngập nước (WAP).
Dự án phục hồi RNM ở khu Ramsar Xuân Thủy do Hội chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ, đã trồng được trên 1500 ha RNM. Cùng với diện tích RNM tự nhiên ở VQG Xuân Thủy, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực đã góp phần thiết thực ổn định và từng bước tạo thế phát triển vững chắc tài nguyên môi trường và kinh tế - xã hội của khu vực. Các hoạt động của Dự án phục hồi RNM cùng những nỗ lực bảo tồn của Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy đã, đang và sẽ nhằm tạo dựng nên mô hình: Kết hợp hài hòa giữa nhu cầu b
Không chỉ dừng lại ở công tác bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, VQG Xuân Thủy cùng các tổ chức phi Chính phủ đã và đang tạo lập những sinh kế mới thay thế cho người dân vùng đệm. Những sinh kế này bước đầu đã mang lại những hiệu quả và tín hiệu đáng mừng, nguồn thu nhập của người dân vùng đệm dần được cải thiện, áp lực tới nguồn tài nguyên của Vườn đã giảm. Trong những sinh kế đã và đang được triển khai thì Nấm đang là mô hình thành công nhất trên mọi phương diện.
Các dự án tuyên truyền GDMT đã tác động trực tiếp đến nhận thức của cộng đồng dân địa phương và du khách. Rất nhiều đại diện ưu tú của cộng đồng đã trở thành các tuyên truyền viên tự nguyện và tích cực cho công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Công tác quản lý bảo vệ VQG đã có được sự chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm của khá nhiều đối tác ở địa phương....
Mô hình du lịch cộng đồng đang được triển khai nhằm tạo sinh kế mới cho cư dân 2 xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy - Nam Định (xã Giao Xuân) và vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải - Thái Bình (xã Nam Phú).