1.Bối cảnh của việc thành lập CLB sản xuất VGG Xuân Thủy
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển tài nguyên đất ngập nước, VQG Xuân Thủy gặp phải một vấn đề nan giải là việc chăn thả gia súc tự do cùng với việc khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản của dân địa phương ngay trong vùng lõi. Đây là hiện tượng xâm hại tài nguyên môi trường đã kéo dài trong nhiều năm và gây tác động tiêu cực nên phần khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG. Việc di dời đàn gia súc ra khỏi vùng lõi nhằm giáp áp lực cho tài nguyên rừng là nhiệm vụ hết sức cấp thiết. Với số lượng đàn gia súc nên tới 500 con thì việc tàn phá nguồn tài nguyên thiên nhiên của VQG là hết sức lớn. Tuy nhiên một câu hỏi được đặt ra lúc này là khi di dời đàn gia súc của người dân ra khỏi vùng lõi thì đời sống của các chủ gia súc sẽ ra sao? Bài toán tìm sinh kế được đặt ra với các cán bộ của Vườn là: “Phải tìm một sinh kế mới thay thế cho người dân”. Năm bắt được điều này, các cán bộ của VQG Xuân Thủy cùng các nhà nghiên đã tiến hành điều tra kinh tế xã hội để xác định các nhu cầu của người dân, đồng thời tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu thị trường sản xuất trong nước từ đó xây dựng nên mô hình sản xuất nấm.
2.Các giai đoạn phát triển của mô hình sản xuất nấm
2.1.Giai đoạn I: Xây dựng mô hình sản xuất nấm từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 8 năm 2008
Giai đoạn này đã thu hút được 25 hộ dân tham gia và đã hình thành 4 tổ sản xuất ở 3 xã là Giao Thiện, Giao An và Giao Hương. Khi 4 tổ sản xuất nấm được hình thành VQG Xuân Thủy hợp đồng tiếp với trung tâm dạy nghề công lập huyện Nghĩa Hưng chuyển giao công nghệ sản xuất các loại nấm mới, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm không để trống lán trại là nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ để các hộ có công việc và nguồn thu nhập quanh năm.
Ngay sau đại hội lần thứ nhất các thành viên của CLB đã thi đua vào vụ sản xuất, đến 29/4/2009 tổ chức sơ kết nấm sò rút ra bài học :
- Nấm sò có thể làm được quanh năm
- Nấm sò cho năng suất nhiều hốn với nấm rơm, nấm mỡ (vì 1 tấn nguyên liệu rơm rạ khô cho thu được 600 – 700 kg nấm sò tươi mà nấm mỡ 1 tấn nguyên liệu cho từ 300 – 400 kg nấm tươi).
- Nấm rơm nấm mỡ giá thành cao hơn
- Nấm sò giá thành thấp từ 7000 – 10000 dồng/kg
- Nấm sò còn tận dụng mùn cưa của mục nhĩ linh chi thải ra để sản xuất
- Ở địa phương bà con rất ít dùng 2 loại nấm kia mà thường dùng nấm sò nhất là các ngày lễ tết, cưới hỏi…
- Nấm sò dễ làm hơn 2 loại nấm kia
Xuất phát từ những việc trên trong hội nghi sơ kết 29/4/2009 CLB bộ thống nhất lấy nấm sò làm chủ lực kết hợp với làm nấm mỡ và nấm rơm.
Song song với làm nấm sò CLB vẫn tiến hành tập huấn và sản xuất nấm rơm, ngay trong sơ kết 6 tháng đầu năm 2009, CLB có 7 hộ làm nấm rơm đã sử dụng 6.300 kg rơm rạ kết quả được 1071kg nấm tươi đạt năng suất 17%, tổng số tiền thu được 14.813.000 đồng (bán giá bình quân 18.500 đồng/kg)
Qua 1 năm sản xuất nấm rơm và nấm sò CLB đã sử dụng cả rơm và rạ, riêng việc đưa rạ vào sản xuất nấm rơm và nấm sò cũng là cả một cuộc cải tiến mới vì khi học và thực hành chỉ sản xuất nấm bằng rơm chỉ có nấm mỡ mới sản xuất bằng rạ
4.1. Giá trị về kinh tế
Do mới ở trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển CLB quy mô còn nhỏ nên nghề sản xuất nấm chưa thể làm thay đổi bộ mặt kinh tế của khu vực, nhưng xét về kinh tế hộ gia đình với điều kiện là vùng thuần nông thì chỉ với 50 – 60 m2 lán trại cho ngày công từ 50.000 – 80.000 đồng đó là con số đáng mừng. Theo kết quả, sản xuất nấm cho giá tị kinh tế hơn hẳn các nghề thuần nông khác như trồng lúa, chăn nuôi….4 chỉ số tổng hợp đưới đây sẽ cho thấy điều đó
- Làm nấm ngay tại nhà như vậy có thể làm kèm thêm các công việc khác như : chăn nuôi, trồng trọt, trông nom dạy dỗ con cháu…dễ dàng chủ động về thời gian
- Vốn đầu tư ít chỉ với 5,7 triệu đồng là có lán, có giống, có bông túi để làm, nhanh thu hơn cây lúa, cây hòe và cây cảnh. Vì nguyên liệu chính để sản xuất nằm là rơm rạ những phụ phẩm có sẵn của nghề trồng lúa có ngay tại gia đình và đồng ruộng 1 năm 2 vụ lúa
- Sau mỗi đợt thu hoạch thì bã nấm làm phân bón rất tốt kể cả cây màu và cây lúa nó làm 2 nhiệm vụ diệt cỏ và phân bón
- Tận dụng mọi nguồn lao động, lao động phụ tham gia được nhiều công đoạn như đảo dở nguyên liệu, đóng bịch thu hái nấm
-Việc sử dụng bã nấm làm phân bón đã được CLB thử nghiệm và bước dầu đã cho những kết quả khả quan. Để biến chúng thành những loại phân vi sinh vật cụ thể thì cần phải có sự chung tay của các nhà nghiên cứu.
4.2. Giá trị xã hội, đạo đức và nhân văn
Bên cạnh giá trị kinh tế thì nghề sản xuất nấm còn đem lại giá trị xã hội, giá trị đạo đức và nhân văn như:
- Giảm bớt việc đốt rơm rạ sau mùa gặt gây ô nhiễm môi trường
- Giảm bớt tình trạng vứt rơm rạ ra mương sông gây ùn tắc dòng chảy nhất là vào mùa mưa bão cần dòng chảy thông thoáng để chống lụt
- Cùng với một số ngành nghề khác tạo thêm công ăn việc làm tại chỗ “làm 3 vụ quanh năm” của nghề nông nghiệp
5. Định hướng sản xuất nấm năm 2010 và những năm tới
- Nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm
- Ổn định đầu ra, đây là yêu cầu thiết yếu và sông còn của nghề sản xuất nấm. Nhưng trong quá trình sản xuất đóng gói, bảo quản sản phẩm vẫn phải lưu ý về mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần thiết. Nâng cao chất lượng nấm bằng 2 cách:
+ Mỗi hộ sản xuất nấm phải mở rộng lán trại và không để lán trại trống cả 4 mùa
+ Cần mở rộng quy mô và tổ chức
Các hộ sản xuất nấm phải kết hợp với nhau trong từng công đoạn sản xuất và tiêu thụ nấm, đồng thời không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng của sản phẩm. Có hư vậy thì việc sản xuất nâu dài mới mang lại hiệu quả, đời sống mới được nâng cao và đạt được các giá trị nhân văn nói trên./.