Những người nông dân và người đánh cá đã chuyển từ đánh bắt sang bảo vệ các loài chim hoang dã, trong nỗ lực nhằm bảo vệ những loài động vật quý hiếm trong khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy (VQG XT). (báo cáo Công Thành) Nguồn: Việtnam News.

Hai mươi năm trước, mọi người gọi ông là “ông vua bẫy chim”, nhưng bây giờ đã 60 tuổi, người nông dân Hoàng Văn Thắng – Giao Xuân – Giao Thủy – Nam Định là một thành viên tích cực, có vai trò quan trọng trong CLB bảo tồn chim.

Nơi cư trú an toàn: Đàn chim đến VQG XT ở phía Nam tỉnh Nam Định mỗi mùa đông: Chúng tìm thấy ở  VQG XT  một địa điểm cư trú an toàn nhờ vào sự yên bình của môi trường.  VQG XT đã là một trong 50 khu ramsar quốc tế được UNESCO công nhận – khu dự trữ sinh quyển phía Nam sông Hồng. — VNS ảnh Truong Vi

Giao Xuân là một trong năm xã vùng đệm của Vườn bao gồm: Giao Xuân, Giao An, Giao Thiện, Giao Hải, Giao Lạc.

Ông Thắng và một nhóm gồm 30 tình nguyện viên, tất cả những người đánh cá, đã làm công tác bảo vệ Vườn Quốc gia XT bằng cách tuần tra trên diện tích 100ha rừng ngập mặn thuộc xã Giao Xuân, cứ ba tháng một lần họ gặp cán bộ VQG XT để chia sẻ thông tin.
Ông Thắng nói “Trong những năm 1980, tôi đã sử dụng hàng trăm bẫy cho các loài chim khác nhau mỗi tối – vì thế tôi kiếm được một khoản tiền đáng kể cho gia đình, nhưng tôi nhận thấy những hành động của mình đang làm ảnh hưởng tới môi trường bởi vậy tôi đã từ bỏ nghề này. Chúng ta cần bảo vệ các loài động vật hoang dã cho các thế hệ sau".

Gắn bó cùng nhau: Rừng ngập mặn phát triển tốt trên đất ngập nước tạo nơi cư trú an toàn cho các loài chim,cua và cá

 

Những nghề mới: Thu hoạch nấm là một nghề mà người nông dân ở Giao Thiện có thể tiến hành để tăng thêm thu nhập và giảm tác động tiêu cực trên khu vực VQG XT. — Ảnh CORIN-Asia Vietnam

“Nhóm của chúng tôi đã không thấy một trường hợp nào bẫy chim trong một thời gian dài và người dân địa phương  không chặt cây trong rừng ngập mặn nữa” – Ông Thắng nói

Giá trị của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ

Cách Hà Nội khoảng 150km về phía Nam, VQGXT có tổng diện tích 7.100ha đất ngập nước, đây là phạm vi rộng lớn của đàn chim nước di trú và các loài khác. Năm 1989, vùng đất này đã được tham gia ghi nhận vào danh sách 50 địa điểm trong công ước Ramsar quốc tế, Vườn Quốc gia nằm trong một hiệp ước của nhiều chính phủ về bảo vệ Đất ngập nước. Tháng 10 năm 2008 Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ đã đựơc UNESCO  công nhận trong khu dự trữ sinh quyển sông Hồng (bao gồm các khu dự trữ sinh quyển tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình).

Theo ước tính có khoảng 30 loài cây ngập nước và 215 loài chim - một số loài có tên trong sách đỏ quốc tế như cò mỏ thìa, bồ nông trắng, mòng biển, cò trắng Trung Quốc
 
 
 
 
 
 

Ngắm nhìn: Cò mỏ thìa một loài chim gần tuyệt chủng có thể nhìn thấy tại VQG XT vào mùa đông, tỉnh Nam Định, cách Hà Nội 150km về phía Nam. Ảnh Trường Vi – Viet Nam News.

Những nhà chuyên môn của Vườn Quốc gia và tổ chức Birdlife đã đếm đựơc khoảng 60 cá thể cò thìa và 20 cá thể choi choi mỏ thìa và nhiều loài chim quý hiếm khác tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.

Hoạt động sinh kế cộng đồng

Bảo vệ 1700ha trong VQG ước lượng phát sinh 30 đến 40 tỉ đồng từ ngân quỹ Nhà nứơc (khoảng 2.3 triệu đô la). Nhưng, theo ông Thắng,  nhiều người dân sống quanh khu vực VQG đã không suy nghĩ đến việc bảo vệ các loài động vật hoang dã

Trồng lúa vẫn là ngành chủ yếu trong  cơ cấu sản xuất của địa phương, nhưng nghề nuôi tôm cá đã trở thành nghề đem lại thu nhập cao nhất, tuy nhiên nghề này tạo ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên. Ông Nguyễn Viết Cách – Giám đốc VQG XT đã nói “việc nuôi tôm, cua và ngao của người dân địa phương trong khu vực VQG trong nhiều năm qua đã tác động đến môi trường sống của nhiều loài chim”.

Trong vùng lõi của VQG, nơi có sự lắng đọng của phù sa từ cửa sông Hồng tạo nên một vùng có điều kiện tự nhiên phong  phú cho nhiều loài thủy sinh cùng sinh sống và phát triển, trở thành nơi di trú của nhiều loài chim nước. Tuy nhiên vùng này lại chịu sự xâm lấn của rất nhiều hoạt động của con người.

Người dân đã thả tự do trên 500 con trâu và 200 con dê, chúng ăn các cây ngập mặn. 50 hộ gia đình đã kiếm tiền từ nuôi trồng thủy sản.

Trong nỗ lực ngăn chặn sự thiệt hại, VQG cùng với chính quyền địa phương đã thiết lập một chương trình đầu tiên với sự hỗ trợ của Chương trình Liên minh Đất ngập nước và Viện các nguồn lực ven biển Á Châu (CORIN-Asia) khuyến khích người dân thân thiện hơn với môi trường bằng cách tạo ra thu nhập thay thế. Những việc đó bao gồm nuôi ong, trồng nấm và chăn nuôi.

Người nông dân hai xã Giao An và Giao Thiện đã tham gia vào chương trình được hai năm nay.

Ông Phạm Văn Hiển, 68 tuổi ỡ xã Giao An nói rằng tám đàn ong đang nuôi của gia đình mang lại thu nhập trung bình từ 7 đến 8 triệu đồng trong một năm – một con số điển hình cho các hộ gia đình trong khu vực cùng tham gia.

“Việc duy trì đàn ong còn tạo cho vườn cây ăn quả  của gia đình tôi thêm năng suất” – Ông Hiển tâm sự. “Chỉ riêng Vườn cây ăn quả đã tạo cho gia đình khoảng 4 triệu đồng. Chúng tôi cũng có nguồn thu từ cá và chăn nuôi”.

Việc duy trì đàn ong là một trong những nghề tạo thêm thu nhập của gần 10000 người dân trong xã. Thông qua sự đa dạng của các nguồn thu nhập trong hộ gia đình, thay vì chỉ phụ thuộc vào một sinh kế đã  giúp thiện cuộc sống của người dân – Ông Trần Ngọc Hiện, Phó Chủ tịch xã Giao An nói.

Ông Hiện giải thích thêm “Tạo ra nhiều nghề và cải thiện điều kiện sống cũng góp phần giảm áp lực lên VQG bởi vì người dân địa phương không cần tìm kiếm tìm kiếm lương thực trên vùng triều nữa”.

Xã Giao An đã nhận được sự hỗ trợ tài chính gần 5 tỷ đồng từ Vườn Quốc gia cho đầu tư cơ sở hạ tầng.

Bà Đinh Thị Ngoan, 55 tuổi, một nông dân tại xã Giao Thiện đã thả một đàn trâu trong khu vực VQG, bây giờ đã dời đàn trâu về nhà và có thêm một khoản thu nhập từ sản xuất nấm.

“Tôi biết rằng đàn gia súc có ảnh hưởng rất lớn đến VQG, tôi đã quyết định dời chúng về bãi cỏ gần nhà” – Bà Ngoan nói

Hiện nay, với diện tích 50m 2  trồng nấm đã mang lại cho gia đình bà 3 triệu đồng mỗi tháng, trong khi với 2000m2  ruộng chỉ cung cấp cho gia đình bà khoảng 1 tấn gạo sau 6 tháng.

Việc bảo vệ môi trường được đẩy lên một tầm quan trọng mới,  địa phương cùng với Ban quản lý VQG đã bàn bạc rất kỹ lưỡng với chính quyền và các tổ chức quốc tế để giáo dục người dân trong khu vực, các trường THCS – Giám đốc Nguyễn Viết Cách đã nói.

“Chúng tôi cũng xây dựng những trung tâm giáo dục cộng đồng và phát ra những tờ rơi để chỉ cho người dân về vai trò của môi trường” – Ông Cách nói. “Chỉ có một cách bảo vệ an toàn cho vùng đất này đó là khi đời sống người dân được nâng cao”

Tương lai tốt đẹp

  

Người nông dân Giao An thu hoạch mật ong.— Việt Nam News Ảnh Vũ Đạt

Có rất nhiều ngành nghề phù hợp như trở thành thành viên CLB chim - ông Thắng nói. Trong những năm gần đây hoạt động của CLB đã có kết quả. Cụ thể, trước đây nhiều loài động vật đã gần như bị tuyệt chủng như dẽ mỏ thì, choi choi nhưng giờ đã xuất hiện một vài cá thể trong khu vực VQG XT.

“Các loài chim đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy như một địa chỉ ẩn náu an toàn”. Ông Thắng nói

“Tôi cảm thấy tự hào về VQG XT và tôi nguyện hết lòng để bảo vệ tài nguyên VQG. Rừng ngập mặn là nơi trú ẩn an toàn cho các loài động vật và thực vật. Rừng cũng rất dễ bị tàn phá bởi các hiểm họa thiên nhiên. Rừng hầu như không còn nhiều cho thế hệ trẻ của chúng ta” – Ông Thắng nói.

Nhiều nỗ lực vì sự phát triển bền vững của VQG tính đến cả kế hoạch phát triển du lịch sinh thái đã bắt đầu từ năm ngoái tại Giao Xuân – cách trụ sở VQG XT 5km.

Trong Chương trình này, nguồn tài chính rất lớn 160 tỷ đồng (gần 10 triệu USD), được cấp cho các hoạt động từ năm 2004 – 2010. Đây là đầu tư vào vùng đệm và vùng lõi VQG với mong muốn sẽ được cân đối tài chính cho công tác bảo vệ môi trường.

Trên 12 năm qua, VQG luôn nhận được sự giúp đỡ các tổ chức giáo dục và bảo tồn như Birdlife, Crest (Trung tâm tài nguyên tự nhiên và nghiên cứu môi trường), International Marine Alliance (Liên minh biển quốc tế), MCD (Trung tâm phát triển biển và cộng đồng), IUCN (Liên minh quốc tế  bảo vệ Môi trường tự nhiên và sự phát triển cộng đồng), WWF, Chương trình Liên minh Đất ngập nước quốc tế - VNS

 

 

 

 

 

 

        


Điện thoại: (844) 0350 3741501