Năm ngoái, 8 ha rừng Phi lao đã bị úng bởi nước biển dâng, mà thiệt hại của nó ước tính vào khoảng trên 400 triệu VNĐ.
Vùng đất ngập nước rộng 7.100 ha tại tỉnh Nam Định, cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía nam ,là ngôi nhà trú đông rộng lớn của các loài chim nước di trú và nhiều loài chim khác. Nơi đây đã tham gia công ước Ramsar – công ước về những vùng đất ngập nước được quốc tế công nhận cho tầm quan trọng về điều kiện sinh thái học của nó. Đây là vùng đất duy nhất được công nhận tại Khu vực Đông Nam Á.
“Chúng tôi đã nhận thức được những vấn đề đó và đã cảm nhận thấy chúng càng tồi tệ hơn vào khoảng 2 năm trước. Năm ngoái, chúng tôi bắt buộc phải trồng bổ sung phục hồi thêm 6 ha rừng phi lao”, Nguyễn Viết Cách – Giám đốc VQG Xuân Thủy nói.
“Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang cố gắng tìm kiếm những cây có kích thước lớn và cao từ phía nam để thay thế cho các cây rừng ngập mặn hiện tại, những cây sẽ bị tàn phá trong khoảng 1 hay 2 năm tới”, Ông Nguyễn Viết Cách nói.
Cây rừng ngập mặn khá đa dạng, trong những điều kiện nhất định nó có thể chống chọi lại với gió bão và giông tố - nhưng nhiều cây trong số đó đang bị suy giảm vệ số lượng.
Hàng trăm nông dân nuôi tôm và sò trong Vườn Quốc gia bị mất nguồn thu nhập lớn.
Hàng năm, Vườn Quốc gia Xuân thủy tạo ra nguồn doanh thu từ 30 tỷ đến 40 tỷ cho người dân sống trong vùng đệm.
Kết quả của việc nước biển dâng nên, là các đập nước cần phải được xây dựng và các đường bao quanh cần phải được nâng nên khoảng 15cm đến 20 một cán bộ của Vườn nói.
“Tuyến đường tuần tra trong vườn theo quy hoạch cuối năm là khoảng 3 tỷ đồng đã phải nâng cao với chi phí thêm 6 tỷ đồng. Ông Cách phát biểu.
Đoàn Văn Triều, có 16 ha diện tích đầm nuôi tôm trong khuôn viên Vườn, nói Ông đã thấy thu nhập của ông giảm đi rõ rệt trong mấy năm trở lại đây.
“Tôi kiếm được 100 triệu VNĐ trong năm nay từ trang trại của tôi, nhưng nó chỉ bằng một nửa so với nhừng gì được sử dụng để tạo ra trong những năm trước. Nuôi trồng thủy sản rất dễ bị tổn thương khi mực nước biển dâng cao,” Ông Triều nói.
Ông cũng nói thêm rằng đầm của ông mới chỉ nuôi khoảng 1 tấn tôm trong năm nay và thấy kết quả là tồi tệ nhất trong 5 năm trở lại đây.
“Tôm giống, một loài rất dễ bị ảng hưởng bởi nước biển ô nhiễm, đã bị ảnh hưởng nặng do nguồn nước thải từ các làng xung quanh Vườn. Hóa chất sử dụng trong trồng chọt ngày càng phát triển hơn trong hai thập kỷ qua,” một nông dân 44 tuổi cho biết.
Triều, một người dân của xã Giao An, cho biết ông đã phải chi ra 20 triệu đồng cho việc xây dựng kè chống lại mực nước biển dâng cao.
Theo quản lý của VQG Xuân Thủy, UNESCO đã công nhận vùng đất ngập nước ven biển châu thổ sông Hồng là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, theo kế hoạch đã được phê duyệt thì trong khoảng 3 đến 5 năm tới, Vườn sẽ tiến hành trồng một số loài cây mới trên diện tích 80 ha với chi phí khoảng 128 tỷ VNĐ.
Cuộc sống của các loài động vật hoang dã của Vườn khá đa dạng, trong đó có khoảng trên 215 loài chim, nhiều loài như Cò thìa mặt đen, Rẽ mỏ thìa, Mòng bể đầu đen,…. Đang có nguy cơ tuyệt chủng và được ghi vào sách đỏ của thế giới.
Tuy nhiên, số lượng chim trong năm nay đã giảm đi so với những năm trước do hiện tượng nóng nên toàn cầu.
Ông Phạm Vũ Ánh cán bộ của VQG Xuân Thủy cho biết vẫn còn khoảng trên 50 cá thể Cò mỏ thìa mặt đen đến trú đông tại Vườn vào mùa di trú nhưng có nhiều loài khác đang giảm dần về số lượng. – VNS