Nhiều năm qua đã có nhiều dự án trong nước và ngoài nước đầu tư nghiên cứu, triển khai tại VQG Xuân Thủy với các mảng khác nhau nhưng chưa có một dự án nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề sử dụng nguồn nước ở đây . Vì vậy, dự án "Nghiên cứu sử dụng bền vững nguồn nước khu vực VQG gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định” là rất cần thiết và là động lực thúc đẩy việc thực hiện được mục tiêu quy hoạch vườn quốc gia Xuân Thủy trong giai đoạn hiện tại cũng như cho phát triển bền vững lâu dài.

Vườn Quốc gia Xuân Thủy (VQGXT)  nằm ở hữu ngạn sông Hồng tại cửa Ba Lạt thuộc huyện Giao Thủy, cách thành phố Nam Định khoảng 40 km và cách Hà Nội là 130km. Tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha, bao gồm  Cồn Lu, Cồn Ngạn và Cồn Xanh. Vùng đệm VQG Xuân Thủy có diện tích 8.000ha, bao gồm phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn ( ranh giới tính từ phía trong đê biển đến lạch sông Vọp), diện tích của Bãi Trong và diện tích của 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải

Ngày 20/9/1988, VQG Xuân Thuỷ chính thức được Quốc tế công nhận là khu Ramsar. Đây là bãi vùng triều cửa sông ven biển có diện tích rừng ngập mặn lớn, điển hình nhất cho hệ sinh thái ven biển không những đối với tỉnh Nam Định mà còn đối với cả miền Bắc Việt Nam. Khu vực này nằm ở vị trí cửa sông – nơi tốc độ bồi lắng, tốc độ phù sa trung bình hàng năm của bãi vùng triều khoảng vài chục mét. Bãi bồi cửa sông ven biển cũng là nơi cung cấp các nguồn hải sản quý như tôm, cua, cá, sò, vạng, rau câu và các loài khác. Với Quốc tế VQG Xuân Thủy còn là Ga chim quan trọng đối với dòng chim di trú Quốc tế, trong số đó có loài cò mỏ thìa mặt đen, là loài chim đã được ghi vào sách đỏ của IUCN về các loài  đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tháng 10 năm 2004 UNESCO công nhận VQG Xuân Thủy là vùng quan trọng số một (vùng lõi-main) của khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng, điều đó đã khẳng định vị thế quốc tế đặc biệt của VQG XT. Tiếp theo là vùng đệm, vùng này chủ yếu nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp (chủ yếu tập trung tại 5 xã vùng đệm ), mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương, và cũng là nguyên nhân gây  ra tác động xấu về môi trường, đe dọa sự phát triển bền vững VQG. Sự can thiệp bất hợp lý của con người trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thủy sản và quy luật bồi lấp dòng sông ở vùng triều, đã khiến cho việc điều hòa chế độ nước, chất lượng nước trong khu vực VQG Xuân Thủy gặp trở ngại lớn, tác động tiêu cực đến cân bằng sinh thái tự nhiên của khu vực. Vì vậy cần phải có sự điều chỉnh hợp lý, bằng các biện pháp kỹ thuật cũng như thể chế quản lý đảm bảo sự bền vững của môi trường sinh thái, đồng thời vẫn đảm bảo phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống của người.


Trong bối cảnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã có phương án quy hoạch quản lí bảo vệ và phát triển VQG Xuân Thủy từ năm 2004 – 2020 và được chia thành 3 giai đoạn:
• Giai đoạn 1( giai đoạn khởi đầu) :   2004 - 2007
• Giai đoạn 2( giai đoạn định hình):    2008 - 2010
• Giai đoạn 3(giai đoạn phát triển) :    2011-2020
Nhiều năm qua đã có nhiều dự án trong nước và ngoài nước đầu tư nghiên cứu, triển khai tại VQG Xuân Thủy  với các mảng khác nhau nhưng chưa có một dự án nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề sử dụng nguồn nước ở đây .  Vì vậy, dự án "Nghiên cứu sử dụng bền vững nguồn nước khu vực VQG gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định” là rất cần thiết và là động lực thúc đẩy việc thực hiện được mục tiêu quy hoạch vườn quốc gia Xuân Thủy trong giai đoạn hiện tại cũng cho phát triển bền vững lâu dài.Nội dung các vấn đề cần giải quyết trong dự án Khu vực VQG Xuân Thủy được chia thành 2 phần:  1) phần khu vực chính (vùng lõi) đây là vùng bảo tồn có nhiều loài chim quí hiếm, 2) phần vùng đệm gồm khu đồng ruộng sản xuất nông nghiệp xen kẽ với  khu dân cư, tiếp đến là khu nuôi trồng thủy sản. Hai phần của khu VQG có mối liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau. Mọi hoạt động sản xuất liên quan đến sử dụng nước, vấn đề môi trường; đặc biệt công tác tưới tiêu cho nông nghiệp, cung cấp/tiêu nước cho nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt và các hoạt  động khác trong vùng đệm nếu không được kiểm soát/đánh giá và đưa ra giải pháp quản lý thích hợp sẽ có những tác động/ảnh hưởng xấu đến vùng bảo tồnMục tiêu dài hạn.
Nhằm đưa ra phương pháp quản lý, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên  nước tại khu vực VQG Xuân Thủy 
Mục tiêu ngắn hạn
• Nhằm đánh giá đúng hiện trạng sử dụng nước của khu vực vườn quốc gia Xuân thủy, từ đó đưa ra giải pháp ban đầu nhằm kiểm soát nguồn nước, chất lượng môi trường nước phục vụ việc phát triển kinh tế đa mục tiêu (sản xuấtt nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dân sinh kinh tế và du lịch sinh thái; 
• Giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích sử dụng nước giữa các bên liên quan nhằm bảo vệ môi trường sinh thái khu vực VQG Xuân Thủy.
Đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ dự án
• Người dân 5 xã vùng đệm / các hộ hưởng lợi vùng đệm
• Ban quản lý khu VQGXT
Phương pháp thực hiện 
• Dùng phương pháp PDS (Participatory Diagnostic Study):
• Sử dụng các công cụ ( Desk study, direct observation, semi-structured interviewing, group discussion, rangking and others)Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế
http://www.ctic.org.vn

        


Điện thoại: (844) 0350 3741501