Cán cân giữa phát triển kinh tế và bảo tồn môi trường rất khó đ­îc duy trì ở trạng thái cân bằng và thường dẫn tới những mâu thuẫn đối với các lợi ích trước mắt. Giải quyết hài hòa bài toán trên là một kinh nghiệm quý báu tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.


Cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía Tây Nam, Vườn Quốc gia Xuân Thủy nằm ở ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vườn là một khu đất ngập nước rộng lớn với diện tích 7.100 ha và được công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam - một danh hiệu được quốc tế công nhận bởi tầm quan trọng về sinh thái học của Vườn.

 

Mặc dù là một Vườn quốc gia và khu Ramsar nhưng đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Xuân Thủy đang bị đe dọa bởi các hoạt động không bền vững như: khai thác thủy sản và chăn thả gia súc trên địa phận của Vườn. (Hoạt động chặt cây rừng ngập mặn làm củi đã dẫn tới sự hủy diệt của các cánh rừng. Tương tự như vậy, hoạt động chăn thả trâu, bò và dê một cách tự do và phát triển nhanh chóng đến quá mức tại Vườn Quốc gia làm tăng thêm áp lực lên mục tiêu bảo tồn TN đất ngập nước).Điều này đã thúc đẩy các cơ quan chức năng địa phương thiết lập những thể chế áp dụng lên Vườn. Những thể chế này đôi khi gây ra sự tranh cãi và chống đối từ cộng đồng dân cư. Vì vậy, việc giảm thiểu xung đột giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là vấn đề ưu tiên số một cho cộng đồng và các cơ quan chức năng địa phương.


Đàn trâu tại rừng Phi Lao Cồn Lu trước khi thực hiện dự án./


Rừng phục hồi sau khi di dời đàn trâu./


Để vượt qua được thách thức trên, Vườn Quốc gia Xuân Thủy xác định cần phải tạo dựng các sinh kế thay thế cho cộng đồng, thông qua việc thiết lập và nâng cao hơn nữa sự tham gia của cộng đồng dân địa phương vào hoạt động quản lý bảo tồn bền vững tài nguyên đất ngập nước. Cách tiếp cận có sự tham gia này đang được các đối tác địa phương ở tỉnh Nam Định thực hiện với sự hỗ trợ của Chương trình Liên minh Đất ngập nước (WAP) thông qua Viện nghiên cứu tài nguyên duyên hải (CORIN).

 

Mô hình thí điểm trồng nấm đã trở thành sinh kế thay thế cho các chủ gia súc xã Giao Thiện đang có trâu thả tự do trong vùng lõi của Vườn. Đến nay, nhóm nấm đã xây dựng các lán trại và công cụ phục vụ sản xuất, đồng thời đem lại cơ hội học tập, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ giữa các thành viên trong nhóm. Hoạt động đã thay đổi tư duy làm việc hợp tác theo nhóm của người nông dân. Như vậy, rất nhiều kết quả khả quan đã được ghi nhận tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy thông qua hoạt động quản lý gia súc và tạo sinh kế thay thế cho người dân như: “việc chăn thả gia súc quá mức trong vùng lõi được xóa bỏ, rừng ngập mặn và rõng phi lao của VQG Xuân Thủy được tái sinh, và sinh kế trồng nấm đem lại thu nhập  tương đối khá cho người dân”.


Mô hình sản xuất Nấm rơm./


Người dân thu hoạch Nấm rơm./


Mô hình nuôi Ong của người dân địa phương./


Bên cạnh đó, nghề nuôi ong mật tại xã Giao An đã được củng cố và cải thiện rất nhiều, nó đã khẳng định sự bền vững của sinh kế. Trên thực tế, nhóm ong đã được thành lập từ  trước đây, tuy nhiên các thành viên trong nhóm chưa thực sự liên kết với nhau, và thường làm tự do cá nhân. Hiện trạng trên đã thúc đẩy chính quyền xã Giao An hỗ trợ phát triển nhóm như tổ chức tham quan học tập mô hình sản xuất mật ong tại khu vực VQG Cát Bà (Hải Phòng) đồng thời nhóm đã nhận được sự hỗ trợ thể chế về tài chính của Ban quản lý dự án Vườn Quốc gia Xuân Thủy nhằm khai thác nguồn hoa trong rừng ngập mặn & trong tự nhiên để phát huy tối đa lợi thế của nghề này tại địa phương.


Tới nay, nhóm đã có rất nhiều cuộc tọa đàm trao đổi kinh nghiệm và xây dựng quy chế cho các thành viên của nhóm. Vì vậy, các thành viên gắn kết hơn, tổ chức di chuyển đàn ong, học tập kỹ thuật theo nhóm; số lượng đàn ong và sản lượng mật tăng đáng kể nhờ đó nâng cao thu nhập của tất cả các thành viên nuôi ong.

 

Các hoạt động sinh kế này đã có những tác động mạnh và hiệu quả lên các nhóm cộng đồng địa phương. Năng lực của  cộng đồng, kỹ năng hợp tác làm việc theo nhóm, và nhận thức về bảo tồn TN  Đất ngập nước và môi trường bền vững đã được nâng cao.

 

Đây là một minh chứng cho thành công của các đối tác địa phương ở   Nam Định trong việc khuyến khích hợp tác giữa các bên và sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong việc thực hiện sứ mạng chung tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy.

 

                                              “Trích báo cáo Reporter từ CORIN- ThaiLand

 


 

        


Điện thoại: (844) 0350 3741501