Hai triện đồng một tháng – đó thực sự là thu nhập “mơ ước” của rất nhiều người nông dân, nhưng đó đã trở thành hiện thực cho cộng đồng khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy (XTNP). Năm 2009, “tổng giá trị sản phẩm nấm đạt trên 200 triệu VNĐ, bình quân lao động đạt gần 130.000 đồng/công nhật, mô hình đã và đang được phát triển theo hướng bền vững”, Ông Vũ Phương Thảo- chủ nhiệm Câu lạc bộ sản xuất nấm VQGXT- nhận định.

Từ khi nhận được hỗ trợ của Viện Phát triển các nguồn lực ven biển Á châu tại Việt Nam (CORIN-Asia) trong Chương trình Liên minh Đất ngập nước (WAP) được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Điển (SIDA), VQGXT đã trợ giúp người nông dân chuyển đổi từ chăn thả gia súc tự do trong vùng lõi của Vườn sang trồng nấm. Chỉ sau một năm thành lập, CLB đã có Ban chủ nhiệm, tổ kỹ thuật, quỹ sinh kế chung lên đến 24 triệu đồng và 75 thành viên chia làm 4 tổ sản xuất hoạt động trên địa bàn của 7 xã vùng đệm và cận đệm của VQG. Năng lực tổ chức, trình độ kỹ thuật và cơ sở vật chất đã từng bước được hoàn thiện thong qua sự hỗ trợ tài chính và thể chế của VQG, CORIN-Asia và các tổ chức địa phương.


Cán bộ dự án gặp mặt các hộ đăng ký làm nấm 


Các thành viên CLB không chỉ hỗ trợ nhau cùng sản xuất, mà còn tổ chức hoạt động xã hội khuyến khích tinh thần đoàn kết và quảng bá thương hiệu “Nấm Vươn Quốc gia Xuân Thủy” như  “Hội thi nấu ăn nấm vì sức khỏe cộng đồng”. Nhìn lại một năm hoạt động, ông Vũ Phương Thảo – chủ nhiệm của CLB- không khỏi xúc động. “Trong giai đoạn khởi đầu, chúng tôi chỉ có 4 thành viên, không biết kỹ thuật và không có cơ sở sản xuất. Chúng tôi nhận được rất nhiều hỗ trợ và động viên từ VQG và tổ chức CORIN-Asia để xây dựng thành công các mô hình thí điểm. Nhận thấy đây là sinh kế tạo công ăn việc làm và thu nhập bền vững, rất nhiều bà con trong khu vực đã xin tham gia cùng chúng tôi”.



Chuẩn bị nguyên liệu cho trồng nấm

Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các giá trị môi trường và xã hội của nghề trồng nấm đã được người nông dân và VQG ghi nhận. Thay vào việc đốt rơm rạ trên đồng, người dân nay đã nhận thức được giá trị của rơm rạ sử dụng như một nguyên liệu cho sản xuất nấm. Tiếp đó, nấm có thể làm quanh năm, đặc biệt là thời kỳ nông nhàn giúp giảm hiện tượng thanh niên phải “ly hương” ra thành thị kiếm việc. Đây là giá trị phi vật chất, nhưng hết sức quan trọng đem lại niềm hạnh phúc cho người nông dân.



Nấm đang được người dân thu hoạch

Định hướng phát triển trong tương lai của CLB sẽ trỏ thành một tổ hợp sản xuất tạo sinh kế bền vững cho nhiều người nghèo, và đưa thương hiệu sản phẩm “Nấm Vườn Quốc gia Xuân Thủy” ra thị trường.

Quangchieu

        


Điện thoại: (844) 0350 3741501