Thực hiện chương trình Hợp tác quốc tế giữa Đại học Thủy lợi và Vườn quốc gia xuân Thuỷ; Được phép của Uỷ ban nhân tỉnh Nam định, UBND huyện Giao Thủy cùng các cấp các ngành hữu quan; Trường Đại học Thủy lợi đã triển khai các bước khảo sát, tham vấn, thiết kế…xây dựng dự án nghiên cứu bảo tồn và phát triển bền vững rừng ngập ngập mặn (Gọi tắt là Dự án MOMENTS) để trình nhà tài trợ phê duyệt.

Thực hiện chương trình Hợp tác quốc tế giữa Đại học Thủy lợi và Vườn quốc gia xuân Thuỷ; Được phép của Uỷ ban nhân tỉnh Nam định, UBND huyện Giao Thủy cùng các cấp các ngành hữu quan; Trường Đại học Thủy lợi đã triển khai các bước khảo sát, tham vấn, thiết kế…xây dựng dự án nghiên cứu bảo tồn và phát triển bền vững rừng ngập ngập mặn (Gọi tắt là Dự án MOMENTS) để trình nhà tài trợ phê duyệt.

Dự án Nghiên cứu này được thiết kế để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững về mặt môi trường và gia tăng phúc lợi xã hội ở các vùng ven biển trũng thấp – Như mô hình thực tế ở Xuân Thủy, thông qua việc áp dụng các thế mạnh nghiên cứu của Vương quốc Anh trong các lĩnh vực vệ tinh dựa trên cảm biến từ xa và quản lý tổng hợp vùng ven biển có rừng ngập mặn (RNM). Sau khi kết thúc dự án, kết quả thu được dựa trên nghiên cứu điểm tới hạn (tipping points) của hiện trạng thu hẹp rừng ngập mặn địa phương sẽ góp phần đề xuất xây dựng các giải pháp quản lý can thiệp trực tiếp ngay từ các giai đoạn đầu/sớm nhằm ngăn chặn và/hoặc giảm thiểu thiệt hại tiềm năng.

Như thông tin chung đã có: RNM cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái (HST) quan trọng như chống xói mòn và bảo vệ khỏi thiên tai nhưng thường chưa được hiểu rõ và rất khó mô hình hóa. Một hệ thống giám sát dựa trên vệ tinh sẽ được thực hiện và triển khai để giúp xác định các mô hình động lực RNM; đề xuất và xác định cũng như dự đoán các khu vực mà các can thiệp quản lý sớm có thể giúp ngăn chặn tình trạng mất RNM do biển xâm thực. Lượng giá các dịch vụ HST RNM tại địa phương sẽ được thực hiện, kết hợp với các hệ thống giám sát vệ tinh nhằm định lượng và mô hình hóa các thay đổi giá trị của các HST trên ở quy mô quốc gia và khu vực. Đây cũng là điểm quan trọng để lượng giá khả năng lưu trữ cacbon (xanh) trong HST RNM mà thường được giả định là không đổi do không xem xét tới sự biến động đường bờ biển. Kiến thức sẽ được trao đổi và chuyển giao cho cán bộ nghiên cứu của Việt Nam trong suốt dự án, với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ NGO và chính quyền địa phương (nơi được lựa chọn là khu vực nghiên cứu và hưởng lợi) sẽ đảm bảo lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài từ nghiên cứu này.

Mục tiêu cụ thể của Hội thảo khởi động dự án là giới thiệu nội dung cơ bản của dự án, thông qua sự hợp tác của các bên liên quan để triển khai hiệu quả các hoạt động của Dự án tại khu vực VQG Xuân Thuỷ.

Hội thảo có mặt đông đủ các quý vị đại biểu đại diện cho các cơ quan ban ngành hữu quan từ Trung ương đến cơ sở, các vị đại biểu là những nhà khoa học bảo tồn, các nhà quản lý và đại diện của chính quyền địa phương đã có sự quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia - Khu Ramsar quốc tế Xuân Thuỷ. Đặc biệt Hội thảo cũn được đón các vị đại biểu làm việc ở các tổ chức quốc tế đã, đang và sẽ tiếp tục gắn bó với Xuân Thuỷ, sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ mọi mặt để Đơn vị thực hiện thành công mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.

Nguyễn Viết Cách - Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy





        

Cộng đồng  (15:44 | 16-08-2010)

Điện thoại: (844) 0350 3741501