VQG Xuân Thủy là một vùng đất
ngập nước rộng lớn, trong đó diện tích vùng lõi
khoảng 7.100 ha, và 8.000 ha vùng đệm. Thiên nhiên ưu đãi nơi đây những
dải đất phù sa màu mỡ, VQG XT tự hào là môi trường đất ngập nước độc đáo với đa
dạng các loài thực vật và động vật, đặc biệt là chim di cư. VQG
Xuân Thủy có khoảng 219 loài chim thuộc 41 họ và 13 bộ, trong đó chín loài đã
được ghi nhận là các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng trong Sách Đỏ. Vào
thời kỳ cao điểm, số lượng cá thể chim tại VQG XT có thể lên
tới
30-40 nghìn con.
Theo Quyết định số 01/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ thì VQG XT được chia
thành hai vùng rõ rệt: vùng lõi và vùng đệm.
Theo
đó vùng lõi là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, không có bất kỳ hoạt động
nào
của con người được phép diễn ra ở đây; vùng đệm là vùng tiếp giáp với vùng
lõi, hoạt động như một vùng chuyển tiếp với các hoạt động
được quy định để hạn chế và làm giảm tác động của con người vào VQG.
Trên thực tế có sự mâu
thuẫn trong các quy đinh. Hàng trăm người đã liên tục khai thác các nguồn tài
nguyên thiên nhiên (chủ yếu là các loài thuỷ sản) dưới tán của rừng ngập mặn
trong vùng lõi. Những người dân địa phương phụ thuộc rất nhiều vào các vùng đất
ngập nước để phục vụ sinh kế và thu nhập của họ. Do đó, Ban quản lý của VQG XT
đã bị đưa vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Vì vậy, các cán bộ VQG và các
cơ quan chức năng khó có thể thực hiện bất cứ hành động nào thường xuyên
để giải quyết xung đột giữa các nhóm ngư dân khác nhau, yêu cầu hợp tác của họ
để bảo vệ rừng ngập mặn cũng như ngừng sử dụng phương pháp đánh bắt hủy diệt.
Kết quả là, các hệ sinh thái rừng ngập mặn bị suy thoái, VQG bị mất kiểm soát,
và người dân dễ gây tổn thương tới tài nguyên rừng ngập mặn.
Chương trình “Sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn mang
lại lợi ích cho phụ nữ nghèo thông qua
thí điểm đồng quản lý trong vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thủy” nhằm đưa mô hình đồng
quản lý hiện có trong khu vực thành một mô hình thí điểm thực hiện chính sách
mới để đồng quản lý rừng ngập mặn trong vùng lõi thông qua sự tham gia của các tổ chức và cộng
đồng,
đặc biệt là phụ nữ khai thác thủy sản thủ công. Ngoài việc giảm thiểu vai trò
của các tổ chức, dự án cũng tập trung vào việc trao quyền cho nhóm phụ nữ
(khoảng 500 người), từ đó họ có thể tự tổ chức, tham gia vào trình phát triển
chính sách, cải thiện hiểu biết về các phương pháp khai thác bền vững, giảm tác
động của họ vào tài nguyên thiên nhiên bằng việc phát triển những sinh kế thay
thế thông qua sự hỗ trợ của một quỹ chung.
Hình ảnh cộng đồng khai thác tự do trong vùng lõi của VQG XT
Chương trình được
chính thức hỗ trợ bởi Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN trong khuôn
khổ sáng kiến Rừng ngập mặn cho tương lai MFF. Chương trình hướng tới hai nội dung là quản
lý và trao quyền. Thông qua
phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cộng
đồng để thực hiện một chính
sách đồng quản lý một cách khôn ngoan trong việc sử dụng và quản lý rừng ngập mặn
tại vùng lõi, dự
án sẽ đồng thời đáp
ứng các tiêu chuẩn của 4 tiểu
mục, bao gồm nhận thức xã hội và sự tham gia của
người dân trong việc ra quyết định; xây dựng năng lực quản lý các
vùng ven biển; sinh kế bền vững với môi trường (trao quyền); và các chương trình
quốc gia về quản lý tổng hợp ven biển
(quản lý).
Chương trình thực hiện trong vòng 15 tháng,
để phát triển một hệ thống và cơ chế đồng quản lý cho hơn 1.000 ha rừng ngập
mặn trên Cồn Lu. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia là rất quan trọng đối với các bên
tham gia, bao gồm: Ban quản lý VQG XT , Ủy ban nhân dân xã (ít nhất 5 xã
vùng đệm), Kiểm lâm, Kiểm ngư,
Quân đội, Biên Phòng, Hội phụ nữ, và người dân khai thác thủy sản. Vì vậy, người hưởng lợi trực tiếp của chương trình
là các
tổ chức liên
quan và khoảng 500 phụ nữ khai
thác thủ công tự do trong rừng ngập mặn.
Triển khai Hội nghị tham vấn ý kiến của cộng đồng
Để đạt được mục tiêu của Chương trình "mô hình đồng quản lý rừng ngập mặn cho 1.000 ha diện tích trên Cồn Lu tích hợp vào hệ thống quản lý VQG XT", chương trình tập trung vào các hoạt động chính như sau:
- Tổ chức tham vấn với chính quyền địa phương và người dân tham gia để xác định các vấn đề tồn tại trong mô hình hiện có.
- Tiến hành đánh giá kinh tế - xã hội để cập nhật các thông tin hiện có về quản lý rừng ngập mặn và các cuộc điều tra về thực hành khai thác bền vững trong rừng ngập mặn.
- Tiến hành tham vấn có sự tham gia của tất cả các bên liên quan để rà soát lại các mô hình đồng quản lý.
- Thiết lập một ủy ban địa phương để giám sát việc thực hiện chính sách.
- Thí điểm chính sách đồng quản lý trong vùng lõi.
- Tổ chức phụ nữ vào một nhóm phụ nữ khai thác thủ công nhằm cải thiện sinh kế của họ (việc này bao gồm một khóa tập huấn cho phụ nữ địa phương cách quản lý quỹ LIF).
- Nâng cao nhận thức địa phương về các nguồn tài nguyên rừng ngập mặn và các hoạt động khai thác bền vững thông qua thảo luận nhóm tập trung ở các xã