1.Thực trạng quản lý bảo vệ VQG Xuân Thuỷ
Vùng đệm VQG Xuân Thuỷ bao gồm 5 xã với tổng số dân trên 45.000 người, đa số đồng bào theo đạo thiên chúa giáo, hầu hết các hoạt động kinh tế của người dân phụ thuộc khá nhiều vào tài nguyên của VQG. Cho nên sức ép từ cộng đồng địa phương lên VQG Xuân Thuỷ là cực kỳ lớn. Vào mùa đánh bắt cua giống, ngao giống, có rất nhiều lượt người ra vào VQG. Trong khi đó lực lượng cán bộ của Vườn chỉ có 13 người, lại không có chức năng tư pháp và hành pháp. Hạt kiểm lâm VQG chỉ có chức năng quản lý bảo vệ rừng thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, cho nên việc bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung ở Vườn quốc gia là hết sức phức tạp và đã gặp rất nhiều khó khăn. Muồn thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên môi trường VQG phải phát huy sức mạnh của toàn dân và phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đơn vị. Muốn vậy phải trang bị cho họ những kiến thức nhất định về bảo vệ tài nguyên môi trường. Chính vì vậy, việc giáo dục bảo tồn là việc làm cấp thiết thường xuyên, liên tục thì mới mong có sự phối hợp tốt trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường của VQG Xuân Thuỷ.
2.Đối tuợng giáo dục môi trưuờng.
Là cộng đồng dân cuư địa phuương và du khách; bao gồm cán bộ các cấp, các tầng lớp dân cưu ( nhuư: nông dân, phụ nữ, thanh niên, học sinh,...) và khách thăm quan học tập ở VQG; chú trọng nhất là những đối tượng có nhiều hoạt động liên quan đến tài nguyên môi trường VQG ( đó là người dân, những người khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự do, các ông chủ đầm, chủ vây vạng).
3.Nội dung tuyên truyền
Giới thiệu các giá trị đa dạng của VQG Xuân Thuỷ, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường ở VQG Xuân Thuỷ
4.Các hình thức giáo dục bảo tồn
* Các hoạt động thường xuyên của VQG Xuân Thuỷ:
- Được sự trợ giúp kinh phí của ngân sách, VQG Xuân Thuỷ đã tổ chức giao ban hàng quý với các xã vùng đệm để đánh giá trao đổi rút kinh nhiệm về công tác quản lý bảo vệ của VQG Xuân Thuỷ và thống nhất phương hướng hành động trong thời gian kế hoạch tiếp theo.
- Xây dựng hệ thống biển báo và bảng tuyên truyền có thông điệp giáo dục môi trường trực quan sinh động cho cộng đồng dân các xã vùng đệm.
- Xây dựng quy chế phối hợp với các cấp chính quyền và các đơn vị liên quan về bảo vệ môi trường (đã được UBND tỉnh phê duyệt).
- Vườn Quốc gia thường xuyên phối hợp với các tổ chức quần chúng ở các xã vùng đệm và hệ thống truyền thông ở địa phương để đẩy mạnh công tác tuyên truyền GDMT tương đối sâu rộng cho cộng đồng .
* Các hoạt động giáo dục bảo tồn có sự trợ giúp của các Tổ chức quốc tế:
- 1998 đại sứ quan Hà Lan đã tài trợ dự án nhỏ (tăng cường năng lực cho khu Ramsar Xuân Thuỷ). Ban quản lý đã dùng một kinh phí của dự án kết hợp với hội phụ nữ của 2 xã vùng đệm cho phụ nữ nghèo vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất. Cho đến nay, Quỹ tín dụng môi trường vẫn hoạt động và đạt được hiệu quả tốt, được hội phụ nữ và chính quyền địa phương đánh giá rất cao.
- 1999-2000 được sự giúp đỡ của GEF / SGP, Ban quản lý đã triển khai dự án : Nâng cao nhận thức và hỗ trợ cộng đồng vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên. Dự án đã tiến hành nhiều hoạt động GDMT và xây dựng được mô hình sản xuất nhỏ như: mô hình chăn nuôi, mô hình trồng trọt, thuê chuyên gia truyền đạt kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt đối với các xã vùng đệm đã đạt kết quả tương đối tốt.
- 2001-2004 Quỹ bảo tồn thiên nhiên Nhật Bản (RNCF) đã tài trợ để triển khai dự án hỗ trợ xây dựng Câu lạc bộ bảo tồn vùng chim quan trọng Cồn Lu.
- Năm 2003 Đại sứ quán Anh hỗ trợ ENV và VQG Xuân Thủy dự án đào tạo chương trình giáo dục môi trường cho các giáo viên trung học cơ sở ở các xã vùng đệm. Dự án đã tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường ngoại khoá trong trường phổ thông cơ sở của hai khối 6 và khối 7 .
- Năm 2004-2006, Trung tâm bảo tồn biển & phát triển cộng đồng ( MCD) đã cùng với VQG Xuân Thủy thực hiện các chương trình dự án, nhuư tổ chức các đợt truyền thông làm sạch biển, giúp đỡ các học sinh trung học của một số xã vùng đệm thăm quan tìm hiểu VQG. Tổ chức các buổi liên hoan giao lưu văn nghệ với chủ đề bảo vệ TN-MT của VQG cho hội phụ nữ các xã vùng đệm.Trong chương trình giao lưu này có lồng ghép các chương trình tuyên truyền giáo dục môi trường. Hỗ trợ phát triển mô hình nuôi trồng thuỷ sản bền vững ở xã Giao Xuân. Đào tạo và hỗ trợ nhân dân vùng đệm về du lich sinh thái cộng đồng.
- Dự án phục hồi rừng ngập mặn do Hội chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ cũng đã thực hiện rất nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường cho cộng đồng địa phương và học sinh trong các Trường học về ý thức trân trọng & giữ gìn tài nguyên rừng ngập mặn. Các hoạt động đã được triển khai khá phong phú như: thi vẽ tranh, thi tìm hiểu về rừng ngập mặn, tổ chức các hoạt động thăm quan ngoại khoá, các đêm giao lưu văn nghệ. Các buổi học lý thuyết kết hợp với thực hành trên hiện trường. Những hoạt động với quy mô khá rộng rãi trên đã góp phần hình thành nên nhận thức tích cực trong cộng đồng địa phương để tiến tới thực hiện mục tiêu phục hồi rừng và bảo vệ tốt hơn hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực.
- Ngoài ra VQG còn thường xuyên tổ chức các hoạt động phối hợp với sinh viên tình nguyện của các trường đại học (ĐH Quốc gia Hà nội, Bách khoa, Lâm nghiệp...) thực hiện các chiến dịch truyền thông hưởng ứng ngày môi trường thế giới, tổ chức các chương trình làm sạch môi trưuờng, truyền thông rộng rãi trong cộng đồng cũng như học sinh của các khối THCS và tiểu học trong khu vực.