Tuyên bố Madrid Về Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) của UNESCO và Mạng lưới các Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới (15:42 | 16-08-2010)
Chúng tôi các Đại diện của các nước thành viên UNESCO, các Khu Dự trữ Sinh quyển, và các cơ quan hợp tác thuộc khu vực tư nhân và nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự tại Đại hội lần thứ 3 các KDTSQ Thế giới và phiên họp lần thứ 20 Hội đồng Điều phối Quốc tế của Chương trình MAB trong thời gian từ 4 – 8/02/2008 tại Madrid - Tây Ban Nha, xin đưa ra tuyên bố Madrid như sau:
Quan tâm đến: Sự gia tăng mất mát đa dạng sinh học, các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các biến đổi dân số và đoán chắc sự cần thiết khẩn cấp để duy trì một sư cn bằng giữa bảo tồn tự nhiên, bảo vệ môi trường và sự phát triển xã hội, kinh tế, kỹ thuật và khoa học tạo nên sự toàn cầu hóa,
Nhắc nhở rằng: Phiên họp lần thứ 16 của Đại hội đồng UNESCO (1970) đã khai trương Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) như một Chương trình dài hạn liên chính phủ và liên ngành mà từ khi khởi đầu MAB đã tập trung các nghiên cứu, đào tạo, quan trắc, giáo dục và các dự án tiên phong trong việc tìm kiếm sự cân bằng giữa các yếu tố khác nhau giữa một bên là trách nhiệm của con người trong việc duy trì tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học, và một bên là các nhu cầu của con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên để nâng cấp kinh tế xã hội và cuộc sống của con người,
Thừa nhận rằng: Khái niệm về các Khu Dự trữ Sinh quyển đã phát triển trong phạm vi khuôn khổ của Chương trình MAB đã có kết quả, từ năm 1976, trong việc quy hoạch, hiện đã ln đến 531 điểm tại 105 quốc gia, đã tận tâm để chỉ ra và học tập từ các nỗ lực để đạt được và duy trì một sự cn bằng giữa bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học và sự phát triển kinh tế xã hội của các nơi này và con người,
Đánh giá cao: Các cách tiếp cận có sự tham gia và quản lý tốt cho phép đa dạng hóa các thành viên tham gia vào một phần tổng hợp của các Khu DTSQ,
Công nhận rằng: Mạng lưới các Khu DTSQ Thế giới được hình thành theo Chương trình MAB tạo nên một mạng lưới toàn cầu một số nơi mà các nước thành viên UNESCO có thể ưu tiên như các điểm để thử nghiệm việc áp dụng các nguyên tắc phát triển bền vững và các thực tiễn tận tâm thiết lập và duy trì các nội dung đặc trưng và các mối quan hệ lợi ích đa chiều giữa tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội tốt đẹp của con người,
Nhận thức rõ: Sự thật khái niệm Khu DTSQ và việc áp dụng khái niệm này có, nhờ vào các đánh giá tổng kết toàn cầu và trao đổi kinh nghiệm và các bài học đã rút ra như sự truyền thông từ các hội nghị đầu tiên (Minsk, 1983) và Đại hội lần 2 (Seville, 1995) các Khu DTSQ, được sàng lọc và củng cố với lòng tôn trọng đối với ý nghĩa của nó cho sự phát triển bền vững ở các cấp độ địa phương và khu vực trong phạm vi các nước thành viên UNESCO.
Tham khảo: Khung Pháp lý của Chiến lược
Seville đã vạch ra sự quan trọng mang tính pháp lý của các vùng lõi dành riêng cho việc bảo vệ dài hạn dựa trên các mục tiêu bảo tồn của các Khu DTSQ, và quy mô đầy đủ để đáp ứng các mục tiêu này.
Bày tỏ: Lòng biết ơn với Bộ Môi trường của Chính phủ Tây Ban Nha đối với sự hỗ trợ liên tục cho các Khu DTSQ theo khuôn khổ của chương trình MAB, bao gồm việc tổ chức phiên họp MAB-ICC lần thứ 20 và Đại hội lần thứ 3 các Khu DTSQ (02/2008) tổ chức tại Tây Ban Nha với mục đích phản ánh kinh nghiệm thực hiện Chiến lược Seville và Khung Pháp lý đối với Mạng lưới các Khu DTSQ Thế giới được phê chuẫn bởi UNESCO năm 1995.
Căn cứ: Nhu cầu củng cố và hổ trợ cho các đóng góp của MAB và mạng lưới các Khu DTSQ để phát triển bền vững trong nội dung của các thách thức mới nổi lên và các hồ sơ, các bài học chia xẻ rút ra được đã lan tỏa trong nội dung của Thập kỷ Giáo dục về sự Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (UNDESD, 2005-2014):
Thúc đẩy: UNESCO, các nước thành viên và Ban Thư ký, tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho việc sử dụng các Khu DTSQ để cải tiến sự phát triển bền vững và Mạng lưới các Khu DTSQ Thế giới và các mạng lưới phối hợp cấp nhà nước và cấp khu vực như là diễn đàn để trao đổi kinh nghiệm và các bài học rút ra được trong Thập kỹ Giáo dục vì Sự Phát triển Bền vững.
Khuyến khích: Các nước thành viên UNESCO thiết lập các UBQG MAB ở những nơi chưa có Ủy ban này.
Giao phó: Cho Ban Thư ký xem xét lại việc thực hiện Chiến lược Seville và đưa ra kiến nghị cải tiến các công việc thực tiễn của chương trình MAB ở các cấp toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương để nâng cấp mối liên quan đến các chính sách phát triển, quy hoạch và thực hiện ở tất cả các cấp;
Kêu gọi: UNESCO theo đuổi tích cực các cách tiếp cận chặt chẽ và củng cố sự hợp tác tron nội bộ hệ thống Liên Hiệp Quốc, đặc biệt đối với UNDP và UNEP với mục đích tạo khả năng cho các nước thành viên sử dụng các Khu DTSQ như những nơi trình diễn và cải tiến sự đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) và các mục tiêu khác của Liên Hiệp Quốc, như ủy thác cho các bên tham gia các công ước có liên quan đến đa dạng sinh học, cuộc chiến chống xa mạc hóa và biến đổi khí hậu;
Kêu gọi: UNESCO và các quỹ quốc tế nhằm tạo ra một cơ chế đổi mới cho việc tài trợ bền vững nhằm tăng cường cho các Khu DTSQ, Chương trình MAB cũng như các mạng lưới cấp khu vực và thúc đẩy việc thực hiện Kế hoạch Hành động Madrid;
Vận dụng: Tiềm năng hoạt động của các Khu DTSQ để chỉ ra các thách thức mới như sự mất đi kiến thức truền thống và đa dạng văn hóa, vấn đề dân số, mất đất trồng trọt, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và phát triển bền vững; và đặc biệt như là nơi chốn cho các đầu tư và đổi mới để điều hòa và thích nghi với sự biến đổi khí hậu, thúc đẩy việc sử dụng nhiều hơn năng lượng có thể tái tạo được trong tương lai bền vững của các vùng nông thôn và đô thị và nâng cấp cũng như vận dụng các dịch vụ hệ sinh thái và các sản phẩm trong việc phát triển bền vững đối với đời sống của con người;
Xây dựng: Các mối quan hệ của các thành viên tham gia trong các Khu DTSQ thông qua hợp tác hoạt động giữa tất cả các cấp chính quyền, khu vực tư nhân, thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội dân sự, các cộng đồng địa phương và bản địa, nghiên cứu, các trung tâm quan trắc và giáo dục và các cơ quan tương tự trong việc thực hiện Kế hoạch Hành động Madrid trong thời gian 2010 – 2013;
Khuyến khích: Sự hợp tác hoạt động giữa Chương trình MAB và các Chương trình liên chính phủ của UNESCO, Công ước Di sản Thế giới và các chương trình tiên phong cho một Liên Hiệp Quốc;
Cải tiến: MAB và Mạng lưới các Khu DTSQ Thế giới như là môi trường toàn cầu, khu vực, quốc gia cho những người có liên quan và tạo ra các ý tưởng mới để giải quyết các vấn đề địa phương và các hành động mục tiêu nhằm tìm kiếm một động lực và mối quan hệ lợi ích đa chiều giữa con người và sinh quyển.
Một số hình ảnh về hội nghị:
Đoàn Đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị./
Đoàn Đại biểu quốc tế./
Đoàn Đại biểu Nga./
Toàn cảnh đại hội./
Đoàn Đại biểu đi thực địa./
Một số hình ảnh về hội nghị:
Đoàn Đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị./
Đoàn Đại biểu quốc tế./
Đoàn Đại biểu Nga./
Toàn cảnh đại hội./
Đoàn Đại biểu đi thực địa./
Madrid, tháng 2 - 2008
Hội thảo khởi động Dự án MOMENTS của Đại học Thủy lợi tại Vườn quốc gia Xuân Thủy (13:20 | 25-03-2018)
Vườn Quốc Gia Xuân Thủy quê em (09:55 | 23-06-2011)
Cộng đồng (15:44 | 16-08-2010)
Giáo dục bảo tồn tại VQG Xuân Thủy (16:12 | 09-08-2010)
NHỮNG NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỊA PHƯƠNG (10:15 | 30-07-2010)