Thực hiện nhiệm vụ
“Xây dựng các mô hình liên kết, hợp tác sản xuất trong ngành tôm thuộc Đề
án Tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ Việt Nam đến 2030”, ngày 30/5/2024, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kết hợp Vườn quốc gia
Xuân Thủy triển khai hội nghị tập huấn kỹ thuật và ký biên bản ghi nhớ hợp tác
mô hình nuôi tôm rừng liên kết hợp tác theo chuỗi giá trị.
Hội nghị được tổ chức với sự tham gia lãnh đạo phòng khuyến ngư Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Chi cục Thuỷ sản Nam Định; Trung tâm Khuyến nông Nam Định; Phòng Nông nghiệp huyện Giao Thuỷ; Doanh nghiệp cung cấp giống; Doanh nghiệp vật tư; Doanh nghiệp cung cấp thức ăn…; Cơ sở thu gom tôm thương phẩm; UBND xã Giao Thiện và Giao An; Tổ chức tư vấn, chứng nhận GAP, đặc biệt hội nghị có sự tham gia của tổ viên tổ hợp tác nuôi tôm rừng trực tiếp xây dựng mô hình và tổ viên xung quanh có nhu cầu học tập kỹ thuật nuôi tôm rừng liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị.
Đ/c Vũ Quốc Đạt - PGĐ Ban quản lý Vườn quốc giá Xuân Thủy phát biểu khai mạc hội nghị
Tại hội nghị, Trung tâm
khuyến nông quốc gia và các đơn vị liên quan cũng như cộng đồng địa phương đã
khẳng định: Vườn
quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định điển hình cho hệ sinh thái đất ngập nước của
vùng cửa sông ven biển miền Bắc nước ta. Với tổng diện tích 15.100ha, trong đó
có hơn 1.500ha rừng ngập mặn cùng với phần bãi bồi thường xuyên ngập nước rộng
lớn tạo nên sự đa dạng về nguồn lợi thủy sản tại khu vực. Bên cạnh thực hiện
chức năng chính về bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên, còn
nhiệm vụ thực hiện các hoạt động phát triển sinh kế trong nuôi trồng và khai
thác thủy sản bền vững. Tại vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy có 1.500 ha nuôi
tôm sú quảng canh sinh thái dưới tán rừng ngập mặn. Đây là khu vực có tiềm năng
và lợi thế phát triển nuôi tôm sú trong rừng ngập mặn (tôm rừng) của tỉnh Nam Định,
tôm nguyên liệu là sản phẩm sạch không mang dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, gắn liền với thương hiệu tôm Vườn quốc gia Xuân
Thủy - Nam Định còn là mặt hàng có giá trị kinh tế cao, được người tiêu dùng
trong nước và thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên công tác tổ
chức lại sản xuất theo hướng hợp tác liên kết chưa được quan tâm đúng mức; việc
liên kết và quan hệ hợp tác giữa tổ chức, cá nhân trong chuỗi giá trị tôm còn
rời rạc, lỏng lẻo và không hiệu quả nên giá thành sản xuất cao, giảm chất lượng
sản phẩm và khó truy xuất nguồn gốc do đó làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm
tôm Vườn quốc gia Xuân Thủy. Quá trình nuôi
tôm thương phẩm còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết đó là: tình trạng người
nuôi tôm còn manh mún, nhỏ lẻ; quy trình,
công nghệ nuôi chưa chuyên nghiệp, năng suất và chất lượng tôm khiến cho
hiệu quả kin tế chưa cao. Vì những lý do trên cần thiết Xây dựng mô hình nuôi tôm-rừng liên kết, hợp tác sản xuất,
trong năm 2024 tại Vườn Quốc gia Xuâ Thuỷ, tỉnh Nam Định
Hội nghị đã phổ biến những
kiến thức cơ bản trong kỹ thuật nuôi tôm rừng tới các thành viên trực tiếp tham
gia mô hình, định hướng liên kết giữa người trực tiếp nuôi tôm với nhà quản lý,
nhà khoa học, nhà cung cấp và nhà thu gom. Với quy mô thực hiện mô hình 30ha/3
tổ hợp tác tại khu vực trong năm 2024, dự án hướng tới kết quả rất cụ thể: Tỷ lệ sống giai đoạn 1 > 90%, giai đoạn 2 > 35%, năng suất dự
kiến >600kg/ha.
Ngay sau khi được tập huấn, phổ biến kỹ thuật nuôi, các tổ viên tổ hợp tác sẽ triển khai công tác chuẩn bị ao, đầm nuôi để tiến hành sản xuất triển khai mô hình theo đúng kế hoạch đề ra.