Nguồn lợi thuỷ sản - Biến động quỹ đất - Đê tránh bão ...

Nguồn lợi thuỷ sản
Từ bao đời nay, những người sống trong vùng đệm đã sống bằng nghề đánh bắt thuỷ sản. Hiện nay nông nghiệp vẫn là nghề chính tạo thu nhập cho khoảng 90% dân số, với khoảng 50% là đánh bắt thuỷ sản. Trong vùng có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Bống bớp (Bostrichthys sinensis), cá Đối (Mugil nepalensisreus), cá Dưa xám (Muraenesox cinereus), cá Nhệch (Pisodonophis boro) và cá Hanh vàng (Taius tumifons). 
Khai thác quá mức nguồn lợi thuỷ sản, đánh bắt nguồn giống tự nhiên phục vụ nuôi trồng thuỷ sản đang ảnh hưởng lớn đến tính đa dạng sinh học của Vườn.
Các phương pháp đánh bắt huỷ diệt như dùng thuốc nổ hoặc xung điện cũng đang huỷ hoại đa dạng sinh học của Vườn. Hiện tại các phương pháp này đã bị cấm.
Sự tồn tại của nghề cá phụ thuộc vào sự gìn giữ tính toàn vẹn sinh thái của rừng ngập mặn, các vùng triều và các hệ sinh thái liên quan khác.
Số liệu gần đây cho thấy mức độ tăng lên của hoạt động khai thác thuỷ sản tự nhiên và khai thác nhuyễn thể là không bền vững.
Do đó, cần có sự quản lý nghề cá và khai thác tự nhiên một cách bền vững hơn. Bên cạnh đócó những sinh kế thay thế như du lịch sinh thái cũng có thể làm giảm áp lực lên nguồn lợi tự nhiên.
Biến động quỹ đất
Đất đai trong Vườn được xem là đát mới với nhiều nơi trong số đó được tạo thành bởi quá trình bồi tụ phù sa và tương tác với biển (các quá trình ven biển).
 Đất biến động, điều đócó nghĩa luôn luôn có sự thay đổi trong tác động đến các quá trình tự nhiên và nhân tạo.
Nhiều điểm trong vùng lõi tạo thành các cồn cát, một số trong đó đất trống (có thể thấy ở bìa rừng) và đang thay đổi khá nhanh, những nơi khác đã ổn định đang được dùng cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản hoặc bao phủ bởi rừng ngập mặn.
Phía trong Cồn Ngạn và một phần trong của Cồn Lu hầu như được tạo thành từ quá trình bồi tụ khoáng chất và đất sét từ sông Hồng, chúng tạo ra sinh cảnh phù hợp cho rừng ngập mặn phát triển. Phần bên ngoài của Cồn Lu đượctạo từ bùn lắng ở biển và có xu hướng có thêm loài cỏ biển và thông biển.
Phần đất phía trong vùng đệm không còn biến động. Con người định cư qua bao nhiêu năm đã biến các hệ sinh thái tự nhiên trở thành đất nông nghiệp và đất ở. Phần lớn trong chúng là đất khai hoang, điều này đang phá vỡ quá trình biến động tự nhiên vùng ven biển.
Đê tránh bão
VQG XT nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa khác biệt rõ rệt: mùa nóng ẩm (từ tháng 4 đếntháng 10) và mùa lạnh và khô (từ tháng 11 đếntháng 3 năm sau).
 Hàng năm, trung bình có 5 đến 6 cơn bão lớn đổ bộ vào vùng ven biển Việt Nam. Nằm trong vùng đất trũng, bãi triều VQG XT dễ bị tổn thương bởi sự phá huỷ của bão.
Nhìn vào sa bàn, có thể thấy con đê chạy dọc theo ranh giới các xã. Đây là một công trình nhân tạo quan trọng của Vườn. Nó bảo vệ cộng đồngđịaphương khỏi những con sóng biển lớn, gió mạnh và lũ lụt trong cơn bão.
Khu vực bên trong đê là dân cư và đất nông nghiệp, bên ngoài là khu vực khai thác nguồn lợi hải sản.
Hệ thống đê biển đã đượcxây dựng và quản ký ở đồngbằng sông Hồng từ thế kỷ 11. Hệ thống đê biển ngày nay không thay đổi nhiều so với giai đoạn cuối thế kỷ 18.
Đê cũng đượcxây dựng khi khai hoang. Bên cạnh tác dụng bảo vệ cho dân cư, những con đê cũng đã làm thay đổicấu trúc đấtvà các quá trình sinh thái, gián đoạn quá trình tự nhiên như duy trì cấu trúc và sự xói lở của các cồn cát.

 

        


Điện thoại: (844) 0350 3741501