Cộng đồng ven biển và sinh kế ứng phó biến đổi khí hậu (09:18 | 16-03-2018)
(Vfej.vn)-Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng đe dọa cuộc sống của cộng đồng ven biển, nhiều tổ chức phi chính phủ, trong đó có Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển & Phát triển Cộng đồng (MCD), đã hỗ trợ, thí điểm các mô hình giúp cộng đồng ven biển cải thiện đời sống, đồng thời phát triển kinh tế theo mô hình bền vững về môi trường.
Theo PGS.TS Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường), báo cáo mới đây về các vùng ven biển đang bị đe dọa (coastal at risk) cho thấy phát triển tại các vùng ven biển và biến đổi khí hậu đang làm thay đổi các đường bờ biển trên thế giới và gia tăng các rủi ro bởi thảm họa thiên nhiên.
Suy thoái môi trường làm các rủi ro trở nên nghiêm trọng hơn, khiến các cộng đồng ven biển đối mặt với nhiều nguy cơ, giảm khả năng tiếp cận của họ với nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên.
“Các nơi cư trú ven biển như hệ sinh thái rạn san hô, các khu vực đất ngập nước đang bị mất dần đi và suy thoái. Nghiên cứu cũng chỉ ra các điểm quan trọng, đó là các nước ven biển có hệ sinh thái nhiệt đới thường chịu nhiều rủi ro hơn cả, suy thoái môi trường làm gia tăng tính dễ bị tổn thương và khả năng chịu ảnh hưởng, bảo vệ môi trường và phục hồi các hệ sinh thái có thể giảm khu vực bị ảnh hưởng và cải thiện các tính dễ bị tổn thương về xã hội. Cuối cùng là các rủi ro vùng ven biển sẽ gia tăng cùng với các tác động của biến đổi khí hậu, áp lực dân số và phát triển vùng ven biển”, ông Đồng đưa ra cảnh báo.
Việt Nam được cho là một trong số vài quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong thời gian qua, biến đổi khí hậu đang hiện hữu ngày càng rõ rệt, nhất là sự gia tăng thiên tai và đã gây nhiều thiệt hại về người và của cho nhiều khu vực, đặc biệt là ở ven biển miền Trung.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2008) đã chỉ ra rằng, với mực nước biển dự báo dâng cao 1 m vào năm 2100 thì nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu thiệt hại khoảng 17 tỷ đô la Mỹ hàng năm, gây ngập 12% diện tích đất ven biển và ảnh hưởng tới cuộc sống của 23% dân số sinh sống tại khu vực này.
Vì thế các tổ chức chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ coi việc ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và ngày càng có nhiều hành động cụ thể để ứng phó với nó. Đã có nhiều dự án, đặc biệt là các dự án do các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ được triển khai nhiều nơi trong cả nước, trong đó có Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển & Phát triển Cộng đồng (MCD).
MCD cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ các hệ sinh thái biển và cải thiện đời sống của cộng đồng ven biển thông qua bản địa hóa kiến thức và kinh nghiệm quốc tế liên quan thành các mô hình thích ứng thực tế trong bối cảnh Việt Nam.
Cụ thể, từ năm 2012 đến nay MCD đã kết hợp với UBND tỉnh Nam Định, Thái Bình, TP Hải Phòng tiến hành triển khai dự án “Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các cộng đồng ven biển Việt Nam” được tài trợ bởi Chính phủ Úc và hỗ trợ kỹ thuật bởi OXFAM, nhằm tăng cường khả năng phục hồi của người dân vùng ven biển bị tổn thương nhiều nhất trước tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.
Được triển khai từ năm 2012 đến giữa năm 2015, đến nay dự án đã hỗ trợ 977 hộ nông dân nghèo ở 11 xã vùng ven biển của 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, và TP Hải Phòng tiến hành thí điểm 8 mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu gồm mô hình trồng lúa (RVT, CT16), nuôi cá nước ngọt, nuôi cua, nuôi lợn nái móng cái, làm đệm lót sinh học, trồng rau an toàn, nuôi gà sao, và trồng nấm.
Mô hình thứ nhất là dự án đã hỗ trợ cho 159 hộ nông dân nghèo của 3 xã Nam Phú, Nam Hưng, và Nam Thịnh (huyện Tiền Hải - Thái Bình) tiến hành thí điểm trồng lúa RVT. Để tiến hành thí điểm, dự án đã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng lúa cho các hộ gia đình sau đó hỗ trợ giống lúa RVT và phân vi sinh (trồng cho khoảng 4 xào) với tổng giá trị đã hỗ trợ là 4,5 triệu đồng cho mỗi hộ trong 2 vụ.
Mô hình thứ hai là nuôi gà sao (hay còn gọi là gà lôi, gà trĩ) tại huyện Cát Thải, TP Hải Phòng. Dự án hỗ trợ cho 43 hộ nông dân nghèo của 3 xã là Phù Long, Hiền Hào, và Xuân Đám. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 47 đến 60 con từ tháng 10/20013 đến tháng 6/2014 đã có gà trưởng thành. Qua việc phân tích kết quả nuôi gà sao và gà truyền thống thực tế ở 3 xã cho thấy, gà sao đã được chứng minh tính thích ứng với biến đổi khí hậu như gà khỏe mạnh, không thấy dịch bệnh, thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích, khả năng chống chịu tốt với các yếu tố môi trường bất lợi.
Mô hình thứ 3 là thí điểm nuôi lợn nái móng cái tại các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, giao Xuân, và Giao Hải (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), hỗ trợ cho 203 hộ với tổng chi phí 4,5 triệu đồng/hộ.
Dự án đã giúp các hộ nông dân thay đổi tư duy, lối canh tác gây suy thoái môi trường bằng việc áp dụng các công nghệ sinh học, nhất là sử dụng chế phẩm sinh học nhằm tăng năng suất và bảo vệ cây trồng, vật nuôi, môi trường sinh thái, mang lại lợi ích kinh tế cho những người nông dân nghèo.
(Còn nữa)
Mạnh Cường
“Các nơi cư trú ven biển như hệ sinh thái rạn san hô, các khu vực đất ngập nước đang bị mất dần đi và suy thoái. Nghiên cứu cũng chỉ ra các điểm quan trọng, đó là các nước ven biển có hệ sinh thái nhiệt đới thường chịu nhiều rủi ro hơn cả, suy thoái môi trường làm gia tăng tính dễ bị tổn thương và khả năng chịu ảnh hưởng, bảo vệ môi trường và phục hồi các hệ sinh thái có thể giảm khu vực bị ảnh hưởng và cải thiện các tính dễ bị tổn thương về xã hội. Cuối cùng là các rủi ro vùng ven biển sẽ gia tăng cùng với các tác động của biến đổi khí hậu, áp lực dân số và phát triển vùng ven biển”, ông Đồng đưa ra cảnh báo.
Việt Nam được cho là một trong số vài quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong thời gian qua, biến đổi khí hậu đang hiện hữu ngày càng rõ rệt, nhất là sự gia tăng thiên tai và đã gây nhiều thiệt hại về người và của cho nhiều khu vực, đặc biệt là ở ven biển miền Trung.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2008) đã chỉ ra rằng, với mực nước biển dự báo dâng cao 1 m vào năm 2100 thì nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu thiệt hại khoảng 17 tỷ đô la Mỹ hàng năm, gây ngập 12% diện tích đất ven biển và ảnh hưởng tới cuộc sống của 23% dân số sinh sống tại khu vực này.
Vì thế các tổ chức chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ coi việc ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và ngày càng có nhiều hành động cụ thể để ứng phó với nó. Đã có nhiều dự án, đặc biệt là các dự án do các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ được triển khai nhiều nơi trong cả nước, trong đó có Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển & Phát triển Cộng đồng (MCD).
MCD cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ các hệ sinh thái biển và cải thiện đời sống của cộng đồng ven biển thông qua bản địa hóa kiến thức và kinh nghiệm quốc tế liên quan thành các mô hình thích ứng thực tế trong bối cảnh Việt Nam.
Cụ thể, từ năm 2012 đến nay MCD đã kết hợp với UBND tỉnh Nam Định, Thái Bình, TP Hải Phòng tiến hành triển khai dự án “Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các cộng đồng ven biển Việt Nam” được tài trợ bởi Chính phủ Úc và hỗ trợ kỹ thuật bởi OXFAM, nhằm tăng cường khả năng phục hồi của người dân vùng ven biển bị tổn thương nhiều nhất trước tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.
Được triển khai từ năm 2012 đến giữa năm 2015, đến nay dự án đã hỗ trợ 977 hộ nông dân nghèo ở 11 xã vùng ven biển của 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, và TP Hải Phòng tiến hành thí điểm 8 mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu gồm mô hình trồng lúa (RVT, CT16), nuôi cá nước ngọt, nuôi cua, nuôi lợn nái móng cái, làm đệm lót sinh học, trồng rau an toàn, nuôi gà sao, và trồng nấm.
Mô hình thứ nhất là dự án đã hỗ trợ cho 159 hộ nông dân nghèo của 3 xã Nam Phú, Nam Hưng, và Nam Thịnh (huyện Tiền Hải - Thái Bình) tiến hành thí điểm trồng lúa RVT. Để tiến hành thí điểm, dự án đã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng lúa cho các hộ gia đình sau đó hỗ trợ giống lúa RVT và phân vi sinh (trồng cho khoảng 4 xào) với tổng giá trị đã hỗ trợ là 4,5 triệu đồng cho mỗi hộ trong 2 vụ.
Mô hình thứ hai là nuôi gà sao (hay còn gọi là gà lôi, gà trĩ) tại huyện Cát Thải, TP Hải Phòng. Dự án hỗ trợ cho 43 hộ nông dân nghèo của 3 xã là Phù Long, Hiền Hào, và Xuân Đám. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 47 đến 60 con từ tháng 10/20013 đến tháng 6/2014 đã có gà trưởng thành. Qua việc phân tích kết quả nuôi gà sao và gà truyền thống thực tế ở 3 xã cho thấy, gà sao đã được chứng minh tính thích ứng với biến đổi khí hậu như gà khỏe mạnh, không thấy dịch bệnh, thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích, khả năng chống chịu tốt với các yếu tố môi trường bất lợi.
Mô hình thứ 3 là thí điểm nuôi lợn nái móng cái tại các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, giao Xuân, và Giao Hải (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), hỗ trợ cho 203 hộ với tổng chi phí 4,5 triệu đồng/hộ.
Dự án đã giúp các hộ nông dân thay đổi tư duy, lối canh tác gây suy thoái môi trường bằng việc áp dụng các công nghệ sinh học, nhất là sử dụng chế phẩm sinh học nhằm tăng năng suất và bảo vệ cây trồng, vật nuôi, môi trường sinh thái, mang lại lợi ích kinh tế cho những người nông dân nghèo.
(Còn nữa)
Mạnh Cường
Mật ong Vườn quốc gia Xuân Thủy - Vị ngọt của biển (10:19 | 21-08-2023)
Cụ ông 80 làm giàu từ cây nấm (09:06 | 16-03-2018)