Ngày nay, sự ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, chính vì vậy, việc tìm kiếm, phát minh ra các phương pháp nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm luôn là mục tiêu của các nhà khoa học trên thế giới.

Đã có rất nhiều những phát minh và sáng kiến khoa học được áp dụng. Dưới đây là một số sáng kiến, ý tưởng mới được Tạp chí Khoa học đời sống của Mỹ thống kê và công bố nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống trên thế giới.



1. "Đeo kính cho trái đất"


Với những người thường xuyên tắm nắng trên bãi biển, họ thường sử dụng kính râm nhằm hạn chế tác động của tia cực tím do ánh nắng mặt trời phát ra. Vận dụng nguyên lý này, nhiều nhà khoa học đã đưa ra sáng kiến "Đeo kính cho trái đất". Sáng kiến này thông qua đề xuất tạo một vòng tròn các hạt siêu nhỏ nhằm phân tán ánh sáng hay sử dụng các vệ tinh siêu nhỏ trong quỹ đạo. Vòng tròn nói trên có tác dụng làm giảm bức xạ của mặt trời chiếu vào trái đất và cuối cùng là giảm thiểu các loại khí gây hiệu ứng nhà kính. 

 

2. Cho đại dương  "uống liều thuốc Iron"

 

Qua theo dõi các loại thực vật phù du trên biển, các nhà khoa học nhận thấy rằng các loài phù du này sống bằng cách tổng hợp ánh sáng, chúng sử dụng khí CO2 trong không khí để tạo ra thức ăn, khi chết sẽ chìm xuống đáy biển và mang theo khí CO2. Do sắt cũng có các quá trình hoạt hóa giống như động vật phù du nói trên nên họ đã đề xuất ý tưởng này để chúng tạo ra quá trình tổng hợp quang hay nói cách khác là làm tăng mật độ của loài sinh vật phù du, hấp thụ nhiều CO2 hơn.

 

3. Phun lưu huỳnh vào không khí 

 

Một số loại sơn khí hoặc các loại hạt siêu nhỏ trong bầu khí quyển được xem là chất gây lạnh. Các hạt này làm di chuyển quá trình bức xạ mặt trời và chuyển nó trở lại vũ trụ. Nhiều nhà khoa học cho rằng, con người cũng nên áp dụng nguyên lý này của tự nhiên, phun lưu huỳnh vào không khí để làm giảm nhiệt của bầu khí quyển, tuy nhiên mặt trái của quá trình này vẫn chưa thể lường hết, nó có thể gây mưa acid. Ngoài ra, tại những vùng không có lưu huỳnh, nhiệt độ sẽ tăng lên đột biến.

 

4. Sử dụng sức mạnh của côn trùng

 

Nhiều nhà khoa học đưa ra ý tưởng nuôi côn trùng để chúng phân hủy rác thải, hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường. Côn trùng có thể ăn các chất thải thực phẩm, các chất thải nhựa... 

 

5. Chôn vùi CO2

 

Do lượng khí CO2 quá lớn phát tán vào môi trường làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nên nhiều nhà khoa học đã đưa ra đề xuất "chôn" CO2 vào lòng đất hay dưới lòng đại dương, vào các mỏ than, mỏ dầu đã khai thác xong. Để làm được điều này, khí CO2 phải được tách khỏi khí thải của các nhà máy, nén lại và phun vào các hầm ngầm dưới đất.

 

6. Sống chung với rác

 

Nhiều người đưa ra giả định cho rằng, dù muốn hay không con người cũng không thể hạn chế được rác thải, thậm chí số lượng rác thải ngày một nhiều. Bởi vậy, ý tưởng sống chung với rác không còn xa lạ.

 

Mới đây, các kỹ sư ở Đại học Leed (Anh) đã có sáng kiến tạo ra các thiết bị, nhà máy chế tạo các sản phẩm dân dụng từ rác thải như: bàn ghế, vật liệu xây dựng... Họ gọi đây là vật liệu bitublocks. 

 

7. Cấm dùng túi nilon và bóng đèn sợi đốt chiếu sáng

 

Trung Quốc đã đưa ra chương trình giảm thiểu nguy cơ "ô nhiễm trắng" bằng cách cấm sử dụng túi nylon siêu mỏng. Việc sử dụng túi nilon siêu mỏng rộng rãi ở Trung Quốc trước đây đã gây tắc nghẽn đường ống nước, ô nhiễm đường phố... và để lại hậu quả lâu dài. Thay vào đó, khuyến khích dùng các loại bao gói dễ tiêu hủy, bao gói dùng được nhiều lần mang tính môi trường.

Australia lại ban hành đạo luật nhằm hạn chế sử dụng các loại bóng đèn sợi đốt chiếu sáng vì gây hao tốn điện năng làm tăng hiệu ứng phát tán khí nhà kính.... Chính phủ khuyến khích người dân sử dụng các loại bóng đèn compact, đèn huỳnh quang, vừa rẻ tiền và hiệu quả, vừa tiết kiệm điện năng lại giảm mức phát tán CO2 vào môi trường.



Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

        


Điện thoại: (844) 0350 3741501