1.Sắp cổ phong
Làn điệu Sắp cổ phong là một làn điệu
chèo đặc sắc trong nghệ thuật chèo truyền thống, không chịu ảnh hưởng ngoại
lai, tính dân tộc được bảo tồn nguyên vẹn.
Tính chất của làn điệu Sắp cổ phong là
vui tươi, trong sáng.
Điệu Sắp cổ phong thường được dùng trong
những hoàn cảnh: đón khách, chào mừng, mời khách trong các buổi hội họp, gặp
mặt, đoàn tụ, việc hỷ, mừng thọ… Nó còn nói lên tâm trạng vui tươi của chủ nhà
hoặc của các vị khách được chủ nhà hân hạnh đón tiếp.
2.Hát mời trầu
Hát mời trầu là làn điệu dân ca nổi tiếng
gắn liền với đời sống tinh thần của cư dân vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
Khúc hát thể hiện sự khát khao về tình yêu: quê hương, đất nước & con người.
Hát mời trầu có giai điệu khoan thai, tha
thiết, lời hát đằm thắm trữ tình, ý tứ trong câu tinh tế và trào lộng. Đặc biệt
làn điệu này thường được dành cho các đôi trai tài gái sắc; khi hát, họ có ánh
mắt sắc sảo, lúng liếng đưa tình chào mời, làm cho đối tượng (nam) mê mẩn, say
đắm trong miếng trầu vàng cánh phượng. Thông qua khúc hát mời trầu trong hội
làng, nhiều đôi trai gái đã nên vợ nên chồng vì
miếng trầu cánh phượng.
Hát mời trầu thay cho lời chào khi gặp
mặt, ông cha ta có câu: "miếng trầu là đầu câu chuyện" là vậy.
Trang phục khi hát các cô mặc mớ ba mớ
bảy, áo tứ thân nhiễu điều, nhiều tía, yếm đào sẻ hình con nhạn, thắt lưng hoa
đào, hoa lý…
Hát mời trầu có tính chất như vậy nên rất
phong phú về hình thức: có thể hát đơn ca, tốp ca, hoặc hát một đoàn người
đều được.
3. Hát giã bạn
Khúc hát xuất xứ từ vùng Kinh Bắc (Bắc
Ninh) xưa kia; là loại hình dân ca nổi tiếng gắn liền với đời sống văn hoá,
tinh thần của nhân dân vùng này. Đây là dạng hát quan họ theo nhóm trai gái,
còn được gọi là hát CANH.
Hát giã bạn thường được dùng vào những
ngày cuối của hội làng, hội vùng (hội Lim). Khi từng đôi trai gái của họ này
chia tay với họ kia để ra về, hẹn năm sau lại đến. Giai điệu mềm mại, tha thiết
trong sự tiếc nuối nhớ nhung da diết.
Cách hát bên này một câu, bên kia đối lại một câu.
Hiện nay, do nhu cầu thực tiễn, hát giã bạn còn được dựng để hát ở nơi
công cộng, hát ngoài sân, ngoài hội.
Về trang phục: trai thường mặc áo lụa áo the, quần phụng sớ, khăn xếp;
gái thì mớ ba mớ bảy, áo tứ thân nhiễu điều, yếm đào, dây lưng, xà tích lộng
lẫy. Khi hát ngoài trời, nam thường che ô, nữ che nón thúng quai thao để tăng
thêm vẻ lịch sự, duyên dáng.
4.Trích
đoạn: “Xã trưởng – Mẹ đốp”
Về nghệ thuật thì đây là trích đoạn hài đặc trưng của sân khấu chèo về
hề áo ngắn và hề áo dài. Hề áo ngắn là Mẹ Đốp , đại diện cho tầng lớp nhân dân
(bị trị) luôn luôn tìm cách đả kích, châm chọc, chửi khéo giai cấp thống trị là
Xã Trưởng, gây tiếng cười hóm hỉnh, sâu cay, chua chát, sảng khoái, hể hả qua
những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo của chúng diễn ra hàng ngày. Nhân vật thứ
hai là hề áo dài, cụ thể là Xã Trưởng, một chức quan mua tại hương thôn, ngu
dốt nhưng lại háo sắc, tham lam, dối trên gạt dưới, hà hiếp dân lành, thường bị
người nông dân chơi sỏ. Nhân vật hề áo dài trên sân khấu chèo truyền thống, bản
thân nhân vật không làm hài nhưng qua phong cách biểu diễn thể hiện, nhân vật
tự bộc lộ cái hài rât thâm thuý, gây tiếng cười chua chát, cười ra nước mắt.
Đạo cụ trong trích đoạn này, Mẹ Đốp cầm mõ, gõ mõ mỗi khi cần thông báo cụng việc cho dân làng. Tiếng mõ dùng để kéo sự tập trrung của mọi người. Xã Trưởng dùng ngọn roi-vũ khí "phong kiến" của tầng lớp quan thầy, vừa là đạo cụ biểu diễn, lại vừa là vũ khí cần thiết để đánh chó, đánh dân khi cần …
Một số hình ảnh về hát chèo của người dân địa phương./