Trong hai ngày 20 và 21 tháng 11 năm 2014, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức "Hội nghị giao ban các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên năm 2014" tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng.....

Trong hai ngày 20 và 21 tháng 11 năm 2014, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức "Hội nghị giao ban các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên năm 2014" tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Cao Chí Công và đại diện UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có trên 140 đại biểu đại diện của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Lâm Đồng, Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, Chương trình UN-REDD, Tổ chức GIZ, Hiệp hội các VQG và Khu BTTN và đại diện Lãnh đạo khoảng trên 60 Vườn quốc gia và Khu bảo tôn thiên nhiên cả nước tham dự.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục lâm nghiệp Cao Chí Công đánh giá kết quả đạt được trong công tác bảo tồn thiên nhiên; năm 2014 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác bảo tồn, nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền địa phương, công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên các Vườn quốc gia, khu BTTN đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng. Hệ thống rừng đặc dụng đã được củng cố và phát huy tốt vai trò bảo vệ đa dạng sinh học. Công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng được yêu cầu thực tiễn quản lý. Nhận thức về vai trò của rừng đặc dụng đối với công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng lên. Hệ thống tổ chức quản lý rừng đặc dụng đang dần hoàn thiện theo chiều hướng tích cực; có nhiều công trình nghiên cứu về bảo tồn loài và bảo tồn hệ sinh thái được triển khai; du lịch sinh thái đang phát triển tạo cơ chế tài chính bền vững cho các VQG và khu BTTN; công tác giáo dục môi trường được đẩy mạnh ngay trên địa bàn và tập trung chủ yếu vào người dân sống trong vùng đệm, tạo sự nhận thức tốt hơn và tranh thủ được sự ủng hộ của dư luận.

Hội nghị đã nghe báo cáo đánh giá kết quả công tác bảo tồn năm 2014 và tập trung thảo luận 09 báo cáo chuyên đề về công tác bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; những nội dung cơ bản của Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp và các kế hoạch hành động thực hiện Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp; mô hình dịch vụ tổng hợp hệ sinh thái; chính sách hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm; cách thức lập dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia; chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và mô hình chia sẻ lợi ích; những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với công tác bảo tồn loài và bảo tồn hệ sinh thái; nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn nguồn gen; tình trạng phá rừng và khai thác rừng trái pháp luật trong rừng đặc dụng và những giải pháp ngăn mất rừng và suy thoái rừng. Các đại biểu cũng đã tập trung đóng góp ý kiến về dự thảo kế hoạch công tác năm 2015.

Bên lề hội nghị, các đại biểu cũng đã đến tham quan các điểm thực địa tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, nơi đang triển khai chương trình khoán bảo vệ rừng và dịch vụ môi trường rừng và được đánh giá là "khá thành công". Ngoài thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống, người dân vùng đệm Vườn quốc gia này hiện còn có thu nhập từ hoạt động khoán bảo vệ rừng. Có thể nói, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở khu vực tỉnh Lâm Đồng đã phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư địa phương một cách bền vững và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng.

TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

Cùng ngày 20/11/2014 tại VQG Bi Đúp- Núi Bà, Hiệp hội VQG & Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam cũng đã Họp Ban chấp hành năm 2014. Tại Hội nghị, Thường trực Hiệp Hội đã thông qua báo cáo hoạt động của Hiệp hội năm 2014, những thành tựu cùng khó khăn thách thức…đã được các Đại biểu làm rõ và tham gia thêm để định hướng cho sự phát triển lâu dài của Hiệp hội trong thời gian tới gồm: “ Tăng cường thực hiện các Dự án hợp tác quốc tế, phát triển các Trung tâm trực thuộc Hiệp hội. tham gia Phản biện xã hội và hỗ trợ các hoạt động của các Khu bảo tồn…”. Hiệp hội vui mừng vì nhận được sự ủng hộ của các thành viên cũng như có sự chủ trì và làm việc chuyên trách của Chủ tịch Hiệp hội trong thời gian tới. Hy vọng Hiệp hội sẽ đẩy mạnh hoạt động và tạo tiền đề phát triển lâu bền trong gia đoạn cuối nhiệm kỳ này.

Các hình ảnh minh họa:



        


Điện thoại: (844) 0350 3741501