đó là những gì mà chúng tôi nhận thấy được thông qua hoạt động “Cộng đồng nghiên cứu tài nguyên nhuyễn thể khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy”

Vườn Quốc gia Xuân Thủy có độ đa dạng sinh học cao với nhiều loài thủy sinh có giá trị, riêng nhuyễn thể có tới 37 loài khác nhau. Các loài nhuyễn thể này đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh tháo, tạo sinh kế cho hàng ngàn người dân trong nhiều năm qua. Vì thế, chúng tôi, VQGXT, lãnh đạo địa phương (UBND xã Giao Xuân) và các thành viên nghiên cứu địa phương tin tưởng rằng các kiến thức và kinh nghiệm bản địa lưu truyền qua các thế hệ chính là nguồn đóng góp quan trong cho sự hiểu biết chung về các loài nhuyễn thể và sinh kế phụ thuộc vào các loài nhuyễn thể này. Chính vì vậy, hoạt động “Cộng đồng nghiên cứu tài nguyên nhuyễn thể” đã được đề xuất lên Chương trình liên minh Đất ngập nước (WAP) và thực hiện năm 2008.

Ưu tiên trước hết của hoạt động nghiên cứu dựa trên cộng đồng là ghi nhận lại các hiểu biết bản địa về tài nguyên nhuyễn thể trong khu vực VQGXT. Để đạt được điều này, ba nhân tố có bản phải đạt được là: (1) khuyến khích sự tham gia của đông đảo cộng đồng, (2) chia sẻ kiến thức bản địa dựa trên sản phẩm là báo cáo nghiên cứu, và (3) xây dựng năng lực cho cán bộ địa phương về kỹ năng nghiên cứu và phương pháp tiếp cận có sự tham gia.

Nhóm nghiên cứu địa phương bao gồm 37 thành viên và phong phú về thành phần: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vai trò xã hội, và kinh tế. Nhóm đã được chia nhỏ thành 6 đội theo hiểu biết chuyên môn của họ, là: Nhóm thu lượm thủ công, nhóm ngao giống, nhóm nuôi ngao, nhóm nông dân, nhóm quản lý xã, và nhóm nuôi thủy sản(*).

Mỗi đội cử một trưởng nhóm, và các trưởng nhóm lập thành Ban phụ trách gồm 6 người. Mỗi đội được phân công nhiệm vụ khác nhau do cả nhóm quyết định

Công cụ nghiên cứu chính đã được sử dụng là Phương pháp tiếp cận có sự tham gia (PM-SLA), tất cả các thành viên nhiệt tình học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp cho kết quả chung của nhóm.

Nhóm nghiên cứu địa phương đã tổ chức các hội thảo, thực địa và tham vấn với chuyên gia trong và ngoài nước nhằm kết hợp kinh nghiệm bản địa và các kiến thức khoa học. Sự kết hợp này mang lại lợi ích cho cả nhà khoa học và cộng đồng địa phương. Các nhà khoa học hiểu hơn về các ứng dụng (sinh kế) của nhuyễn thể, mặt khác người dân nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật và giải thích khoa học cho các vấn đề địa phương.
Bên cạnh đóng góp và nỗ lực của các thành viên, nhóm nghiên cứu địa phương đã nhận được tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước như Viện nuôi trồng thủy sản I, Đại học công nghệ Á Châu (AIT) và Viện Phát triên các nguồn lực ven biển Á châu (CORIN-Asia) tại Việt Nam.
Kết thúc công trình nghiên cứu, 20 loài nhuyễn thể và các hoạt động sinh kế dựa trên tài nguyên nhuyễn thể cùng với các bài học kinh nghiệm của địa phương được giới thiệu và miêu tả trong cuốn “Sổ tay cộng đồng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi nhuyễn thể khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy”. Đặc biệt, người dân địa phương đã đúc rút kinh nghiệm và xây dựng mô hình nuôi ngao phù hợp với điều kiện địa phương. Tất cả các kết quả đạt được ở trên đã giúp nâng cao năng lực của địa phương về kỹ năng nghiên cứu và làm việc theo nhóm, đồng thời khuyến khích sự chia sẻ thông tin về tài nguyên thủy sản./.


 
Nhóm nghiên cứu trình bày kết quả với chuyên gia đến từ AIT

Dinh Thi Phuong

Điều phối viên CORIN-Asia, Vietnam


 

 

        

Cộng đồng  (15:44 | 16-08-2010)

Điện thoại: (844) 0350 3741501