Rừng ngập mặn (16:21 | 18-05-2011)
Các hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp những chức năng và dịch vụ sinh thái quan trọng. Chúng là nơi nuôi dưỡng nhiều loài cá và là những hệ thống lọc nước tự nhiên...
Rừng ngập mặn
Các hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp những chức năng và dịch vụ sinh thái quan trọng. Chúng là nơi nuôi dưỡng nhiều loài cá và là những hệ thống lọc nước tự nhiên.
Rừng ngập mặn cũng là những tấm bình phong bảo vệ người dân khỏi gió bão và giúp ngăn chặn hiện tượng xói lở ven biển.
Vườn quốc gia Xuân Thủy có hơn 14 loài cây ngập mặn chính và nhiều loài cây con sống nhờ rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn cung cấp nguồn thức ăn và nơi trú ẩn cho 30-40 loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như Tôm (tôm sú Penaeus monodon), Cua (cua biển Scylla serrata) và loài nhuyễn thể (ngao Meretrix meretrix).
Suy giảm rừng ngập mặn
Người dân địa phương đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của rừng ngập mặn nhưng do áp lực kinh tế và sự gia tăng dân số, nhiều hecta rừng ngập mặn đang bị chặt phá để làm đầm nuôi tôm, lấy củi và gỗ làm đồ đạc trong nhà. Trong vòng 12 năm trở lại đây, diện tích rừng ngập mặn trưởng thành đã bị suy giảm 70%.
Tại một vài khu vực rừng ngập mặn đang được trồng lại đểngăn chặn những cơn bão và sóng biển thường xuyên xuất hiện nơi đây. Những khu rừng tái sinh này rất có hiệu quả trong việc chống bão.
Tuy nhiên, thường chỉ trồng có một loài cây ngập mặn là cây trang (Kandelia obovata) do đó ảnh hưởng đến năng suất của hệ sinh thái rừng ngập mặn, Những khu vực rừng ngập mặn khác được trồng trên vùng bãi triều trống là nơi cần thiết cho các loài chim di cư.
Gần đây, có nhiều nỗ lực đadạng thành phần rừng tái sinh khi mà nhận thức về tầm quan trọng của các hệ sinh thái rừng ngập mặn trưởng thành và tính đa dạng của chúng đang tăng lên.
Nơi xem chim lý tưởng (10:01 | 16-03-2018)
Sơ lược lịch sử vùng đất ngập nước (10:00 | 16-03-2018)
Quá trình xây dựng và phát triển (09:26 | 08-09-2015)