Năm 1988 các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tiến hành khảo sát vùng bãi bồi ngập nước ở phía nam cửa Sông Hồng thuộc huyện Xuân Thuỷ tỉnh Hà Nam Ninh để lập Hồ sơ trình quốc tế công nhận tham gia Công ước Ramsar ( Công ước về bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước – Ramsar, Iran, 1971)

Năm 1988 các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tiến hành khảo sát vùng bãi bồi ngập nước ở phía nam cửa Sông Hồng thuộc huyện Xuân Thuỷ tỉnh Hà Nam Ninh để lập Hồ sơ trình quốc tế công nhận tham gia Công ước Ramsar ( Công ước về bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước – Ramsar, Iran, 1971)

Với những tiềm năng phong phú về đa dạng sinh học và sinh thái nhân văn ngay từ tháng 01/1989 vùng bãi bồi ngập nước Xuân Thuỷ đã được quốc tế chính thức công nhận gia nhập Công ước Ramsar. Việt Nam chúng ta với địa danh Xuân Thuỷ đã trở thành thành viên thứ 50 của thế giới tham gia Công ước này, đồng thời cũng là điểm Ramsar đầu tiên của khu vực Đông Nam á.

 

                    

                   Rừng ngập mặn, một nét đặc trưng của VQG Xuân Thủy

         

                   

                              Mùa chim di trú tại VQG Xuân Thủy

Khi tham gia Công ước các nước thành viên đều phải tuân thủ các nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi cụ thể.

Khu Ramsar Xuân Thuỷ, trong những năm vừa qua đó nhận được sự trợ giúp đắc lực và hiệu quả của các Tổ chức Chính Phủ cùng Cộng đồng quốc tế để triển khai khá toàn diện các chương trình mục tiêu như:” Quản lý bảo tồn thiờn nhiên, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái và phát triển bền vững kinh tế - xã hội cộng đồng địa phương…”.

Với khoảng thời gian gần 20 năm tham gia Công ước, để thực hiện tốt cam kết quốc tế của Chính Phủ về địa danh Ramsar Xuân Thuỷ; Đơn vị đã rất nỗ lực tham gia hội nhập quốc tế, tiếp thu công nghệ quản lý bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước tiên tiến hiệu quả để triển khai nhiều hoạt động theo khuyến cáo của Công ước như:”thiết lập quy chế sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên đất ngập nước, triển khai cơ chế đồng quản lý và tạo dựng nhiều sinh kế thay thế bền vững cho cộng đồng địa phương, tăng cường năng lực cho Ban quản lý Vườn quốc gia và các bên liên quan nhằm thực thi các kế sách chiến lược với mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên môi trường ở khu vực…”. Nhờ thế Vườn quốc gia đó từng bước xõy dựng Khu Ramsar Xuân Thuỷ trở thành mô hình trình diễn về kết hợp hài hoà yêu cầu bảo tồn và phát triển, đồng thời là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn cho du khách trong nước & quốc tế trong tương lai.

 

                         

                          Du khách đang xem chim tại VQG Xuân Thủy

Đến tháng 10/2005, Việt Nam chúng ta mới được quốc tế công nhận Khu Ramsar thứ 2 là Khu Bàu Sấu thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai.

Sau kết quả kỳ họp toàn thể thứ 10 của Công ước Ramsar tại Chang won – Hàn Quốc (vào tháng 10/2008), Trung tâm Ramsar vùng Đông á với sự ủng hộ của các nước thành viên trong khu vực đã được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7/2009. “Hội thảo và khoá tập huấn về quản lý đất ngập nước cho Khu vực Đông và Nam Châu á” đã được Trung tâm Ramsar vùng triển khai với sự tham gia của Giám đốc các điểm Ramsar tiêu biểu của 13 nước. Trong Hội thảo và khoá tập huấn này các Giám đốc khu Ramsar vùng Đông & Nam Châu á đã có dịp gặp gỡ trao đổi chia sẻ kinh nghiệm quản lý và tiếp thu các công nghệ quản lý tiên tiến; đồng thời trực tiếp thăm quan học tập các mô hình quản lý bảo tồn đất ngập nước điển hình của Hàn Quốc. Khi tiến hành khảo sát tại hiện trường, được trực tiếp mục sở thị các Khu Ramsar của Hàn quốc, chúng tôi đã vô cùng thán phục về cách thức quản lý bảo tồn đất ngập nước của xứ Kim chi:” rất hiện đại, rất khoa học và hiệu quả, nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc”.

 Đây là những hành trang quý giá và cũng là niềm động viên khích lệ giúp chúng tôi vững tin tiếp bước trên con đường xây dựng khu Ramsar Xuân Thuỷ ngày thêm tươi đẹp và phồn vinh.

                                                                           

 

 

        


Điện thoại: (844) 0350 3741501