Ngày 25/01/2019, cán bộ Phòng Bảo tồn Biển và Đất ngập nước VQG Xuân Thủy đã thực hiện hoạt động quan trắc, kiểm đếm Cò thìa (Platalea minor) năm 2018 – 2019.

Với 222 loài chim (chiếm khoảng 27% tổng số loài chim của cả nước, 828 loài), trong đó có 14 loài nguy cấp, quý hiếm (theo sách đỏ Việt Nam, 2007; danh lục IUCN và Nghị Định 32/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm), Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy được xem là vùng chim quan trọng của quốc tế. Định kỳ vào giữa tháng Một hàng năm, Chương trình điều tra các quần thể chim Châu Á đã tổ chức quan trắc, kiểm đếm loài Cò thìa (Platalea minor) trên toàn cầu, trong đó có điểm quan trắc tại VQG Xuân Thủy.

Ngày 25/01/2019, cán bộ Phòng Bảo tồn Biển và Đất ngập nước VQG Xuân Thủy đã thực hiện hoạt động quan trắc, kiểm đếm Cò thìa (Platalea minor) năm 2018 – 2019. Kết quả, đã quan trắc được 65 cá thể Cò thìa, trong đó có 07 cá thể first winter và 01 cá thể đeo vòng (Số vòng là H28). Ngoài ra, đợt quan trắc này, nhóm điều tra cũng đã quan sát được khoảng 400 cá thể Vịt (Vịt mốc, Vịt đầu vàng, Vịt trời, Mòng két), 100 cá thể Choắt mỏ thẳng đuôi đen, 20 cá thể Choi choi xám, 20 cá thể Choắt nâu, 100 cá thể Cò ngàng, Cò bợ; và một số loài như: Kịch, Diệc xám, cuốc, bói cá nhỏ, bồng chanh, sả đầu nâu, Sáo mỏ vàng, sẻ bụi đầu đen, Cu gáy, bách thanh đuôi dài.

Kết quả trên một mặt cho thấy số lượng Cò thìa tại VQG Xuân Thủy đang tăng trở lại, mặt khác nó cũng cho thấy được công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực đang được thực hiện rất tốt. Hy vọng với những nỗ lực quản lý, bảo tồn của VQG Xuân Thủy, của các cấp, các ngành và cộng đồng địa phương trong khu vực sẽ giúp Khu Ramsar Xuân Thủy tiếp tục là điểm dừng chân, lưu trú, kiếm ăn và sinh sản của các loài chim di trú, đặc biệt là các loài chim nguy cấp, quý hiếm.

Một số hình ảnh về chim di trú trong ngày quan trắc 25/01/2019./.

(Ảnh: Phan Văn Trường)


(Ảnh: Phan Văn Trường)


(Ảnh: Phan Văn Trường)


(Ảnh: Phan Văn Trường)


(Ảnh: Phan Văn Trường)

Ngô Văn Chiều

Phòng Bảo tồn Biển và Đất ngập nước

        


Điện thoại: (844) 0350 3741501