Đánh giá nhu cầu quản lý và phát triển Khu DTSQ châu thổ sông Hồng thông qua khảo sát thực tế ở các cấp tỉnh, huyện, xã là một hoạt động hết sức cần thiết. thông qua hoạt độn này, việc đề xuất xây dựng kế hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên dài hạn và phát triển văn hóa của cộng đồng dân cư địa phương trong khu DTSQ châu thổ sông Hồng sẽ đạt hiệu quả cao hơn và hợp lý hơn.

Từ ngày 26/5 đến 28/5/2010, Đoàn khảo sát do Ông Nguyễn Viết  Cách -Trưởng ban thư ký dẫn đầu cùng Ban tư vấn là MCD và MAB đã làm việc với 03 tỉnh thuộc Khu DTSQ châu thổ sông Hồng.

Qua tiếp xúc làm việc với các cán bộ và người dân địa phương có thể thấy thông tin về Khu DTSQ châu thổ sông Hồng được tuyên truyền, phổ biến tới các cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã và những người dân còn rất hạn chế, chưa đảm bảo tính sâu và rộng. 96% số người được phỏngvấn đã trả lời biết đến Khu DTSQ châu thổ sông Hồng nhưng chỉ có 45% hiểu được đầy đủ các giá trị của Khu DTSQ này.

 


Vườn Quốc gia Xuân Thủy - Vùng lõi chính của Khu DTSQ châu thổ sông Hồng./

Nguyên nhân chính của điều này là do các phương tiện truyền thông truyền thống chưa được sử dụng hiệu quả cho công tác tuyên truyền về Khu DTSQ châu thổ sông Hồng. Phương tiện truyền thanh được đánh giá là có độ phủ tương đối rộng khắp từ cấp tỉnh đến cấp xã nhưng lại chỉ xếp thứ 03 sau tivi và báo chí là những kênh truyền tải thông tin về Khu DTSQ châu thổ sông Hồng tới cán bộ và người dân. Do vậy hệ thống truyền thanh ở các tỉnh liên quan cần phải được xem xét và đầu tư tốt hơn, bên cạnh đó cần xây dựng mạng lưới các cộng tác viên chuyên trách và được tập huấn đầy đủ để đảm bảo chất lượng cũng như số lượng các tin bài về Khu DTSQ châu thổ sông Hồng được truyền tải đầy đủ tới mọi tầng lớp nhân dân trong khu vực.

Ban quản lý Khu DTSQ châu thổ sông Hồng phối hợp cùng với MAB và MCD đã tổ chức nhiều hội nghị chia sẻ kinh nghiệm, bài học của các Khu DTSQ thế giới khác tại Việt Nam về sử dụng danh hiệu quốc tế này thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, sự hạn chế hiểu biết trong cộng đồng về khái niệm Khu DTSQ thế giới nói chung và Khu DTSQ châu thổ sông Hồng nói riêng vẫn còn và có lẽ phần nào đó làm giảm đi nhiều sự quan tâm của các bên liên quan đối với danh hiệu quốc tế này. Dù vậy chính qua những cơ hội đó, những lợi ích tiềm năng mà danh hiệu Khu DTSQ thế giới có thể mang lại cho 03 tỉnh liên quan đã được cán bộ và người dân ở đây công nhận và nhận thấy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị của Khu DTSQ châu thổ sông Hồng thành những lợi ích cụ thể cho bản thân và địa phương mình. Cũng qua đợt khảo sát nhanh này, vai trò điều phối của Ban quản lý Khu DTSQ châu thổ sông Hồng (hiện nay do UBND tỉnh Nam Định giữ vai trò Trưởng ban) đã được khẳng định và thực hiện khá hiệu quả. Đó chính là sự phối hợp triển khai các hoạt động một cách nhịp nhàng giữa các cấp ở 03 tỉnh liên quan theo chương trình thống nhất đã được Ban cố vấn hỗ trợ xây dựng, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của lãnh đạo Ban quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy đồng thời là Trưởng ban thư ký Khu DTSQ châu thổ sông Hồng  (thay mặt Ban quản lý Khu DTSQ châu thổ sông Hồng chủ trì tổ chức triển khai hoạt động) trong việc điều phối các bên liên quan cũng như truyền tải đầy đủ các yêu cầu liên quan đến thông tin, thủ tục và kỹ thuật tới các địa phương, đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tổ chức hoạt động giữa 03 tỉnh nằm trong phạm vi khảo sát lần này. Bên cạnh đó, một số tồn tại trong công tác điều phối liên tỉnh cũng đã được phát hiện và cần được khắc phục, cải thiện thông qua việc triển khai tiếp theo các hoạt động khác của Ban quản lý Khu DTSQ châu thổ sông Hồng./.

Hội thảo chia sẻ thông tin và tham vấn ý kiến cộng đồng./

Vào wep này để download toàn bộ tài liệu:

http://www.slideshare.net/quangchieu/bao-cao-danh-gia-nhu-cau-khu-dtsq-sh

Nguyễn Viết Cách

Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Thủy



        


Điện thoại: (844) 0350 3741501