Từ ngày 27/9 – 01/10/2019, Vườn quốc gia Xuân Thủy đã triển khai hoạt động bố trí các công thức trồng thực nghiệm cây Bần không cánh trên các điều kiện gây trồng khác nhau tại Vườn quốc gia Xuân Thủy.
Thực hiện Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ ngày 7 – 11/9/2016 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ngân hàng Tái thiết Đức (Kfw) tổ chức đoàn công tác khảo sát vùng tiềm năng đưa vào thực hiện Dự án “Bảo tồn và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Đồng bằng Sông Hồng” (Kfw11) trong đó có tỉnh Nam Định.
Nhiều năm qua đã có nhiều dự án trong nước và ngoài nước đầu tư nghiên cứu, triển khai tại VQG Xuân Thủy với các mảng khác nhau nhưng chưa có một dự án nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề sử dụng nguồn nước ở đây . Vì vậy, dự án "Nghiên cứu sử dụng bền vững nguồn nước khu vực VQG gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định” là rất cần thiết và là động lực thúc đẩy việc thực hiện được mục tiêu quy hoạch vườn quốc gia Xuân Thủy trong giai đoạn hiện tại cũng như cho phát triển bền vững lâu dài.
Với phương pháp tiếp cận trong quản lý là dựa vào cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của họ vào quá trình bảo tồn và phát triển, VQG Xuân Thủy đã đạt được những thành quả quan trọng trong việc quản lý bền vững tài nguyên Đất ngập nước của khu vực. Vì vậy, tiếng nói của cộng đồng luôn được quan tâm, lắng nghe và giải quyết. Một trong những tiếng nói đó là phản ánh tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài nguyên RNM trong vùng đệm thuộc địa bàn các xã quản lý.
Chương trình thực hiện trong vòng 15 tháng, để phát triển một hệ thống và cơ chế đồng quản lý cho hơn 1.000 ha rừng ngập mặn trên Cồn Lu. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia là rất quan trọng đối với các bên tham gia...
Giảng dậy tiếng Anh, cập nhật trang web, trồng cây và làm nông nghiệp với người dân địa phương, đây chính là những hoạt động mà một tình nguyện viên quốc tế sẽ thực hiện tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Cán cân giữa phát triển kinh tế và bảo tồn môi trường rất khó đîc duy trì ở trạng thái cân bằng và thường dẫn tới những mâu thuẫn đối với các lợi ích trước mắt. Giải quyết hài hòa bài toán trên là một kinh nghiệm quý báu tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Trong 2 năm qua, cộng đồng xã Giao An đã đi tiên phong trong hoạt động quản lý rác thải rắn trong khu vực với sự hỗ trợ nhiều mặt của chính quyến địa phương, Vườn Quốc gia Xuân, và Viện Phát triển các nguồn lực ven biển Á châu (CORIN-Asia).